8 Sai lầm khiến nhân viên có năng lực nghỉ việc

8 Sai lầm khiến nhân viên có năng lực nghỉ việc

Một khảo sát từ CEB chỉ ra rằng 1/3 nhân viên chủ lực các công ty thường cảm thấy chán nản với công việc và quản lý của mình, họ luôn muốn tìm công việc khác.

Nhân viên không bỗng nhiên muốn rời bỏ công ty, họ từ từ mất đi hứng thú với công việc. Michael Kibler – người đã dành phần lớn thời gian nghiên cứu hiện tượng này – gọi nó là brownout – hội chứng “suy giảm năng lượng làm việc”.

Kibler nói: “Brownout – hội chứng suy giảm năng lượng làm việc khác với burnout – hội chứng mệt mỏi do làm việc quá sức. Bởi, hội chứng brownout không phải cuộc khủng khoảng rõ ra ngoài. Người mắc hội chứng này thể hiện khá tốt ở nơi làm việc: họ có thể dành cả giờ nghiên cứu vấn đề, đóng góp với đội nhóm, biết nên nói gì ở các cuộc họp. Tuy nhiên, họ từ từ chán nản công việc, và kết quả ai cũng đoán được: họ muốn từ chức”.

Để tránh tình trạng bị brownout và giữ được những nhân viên có năng lực, công ty và quản lý phải biết họ đã phạm sai lầm ở đâu.

Theo trang Huffpost, những lý do sau dẫn đến hiện tượng brownout và các công ty cần loại bỏ chúng để có được những người xứng đáng nhất. Cùng tìm ngay hiểu 8 sai lầm khiến nhân viên nghỉ việc.

Tạo quá nhiều luật lệ rườm rà

Sai lầm khiến nhân viên có năng lực nghỉ việc

Nơi công sở cần có phép tắc nhưng cần những nội quy chặt chẽ và đúng đắn mà không quá câu nệ.

Không cần là những chính sách hà khắc, chỉ một vài quy định không cần thiết cũng khiến mọi người bực mình.

Khi có cảm giác bị giám sát khi làm việc, nhân viên sẽ muốn tìm chỗ làm mới ngay lập tức.

Đối xử ngang bằng

Đọc thêm: 11 Cách quản lý nhân viên giúp đem lại năng suất làm việc tối đa

Sai lầm khiến nhân viên có năng lực nghỉ việc

Đây là chiến thuật hữu dụng với bọn trẻ nhưng không dành cho nơi làm việc.

Đối xử với mọi người như nhau sẽ khiến những nhân viên giỏi nghĩ rằng dù họ có cố gắng, tốn nhiều thời gian cống hiến đến đâu, cũng chỉ được đối đãi ngang những kẻ ăn không ngồi rồi.

Thể hiện kém cỏi

People with sad and angry emojis illustration

Trong một ban nhạc, tài năng người nghệ sĩ sẽ được đánh giá qua người chơi kém nhất. Bất kể các thành viên chơi tốt đến đâu, khán giả sẽ chỉ nghe thấy những nốt nhạc chói tai từ người tệ nhất. Công ty, tổ chức cũng vận hành theo cách như vậy. Nếu chấp nhận có một mắt xích yếu kém trong tổ chức, họ sẽ kéo cả công ty đi xuống.

Không khen ngợi

nhân viên có năng lực nghỉ việc

Mọi người đang đánh giá thấp giá trị của lời khen ngợi. Ai cũng muốn có danh tiếng, nhất là đối với những nhân viên cốt cán, người đã chăm chỉ cống hiến cho công ty. Dành lời khen thưởng cho cá nhân có đóng góp tức là bạn đang quan tâm đến họ.

Người quản lý cần kết nốt các thành viên trong tổ chức và biết họ muốn gì: khen thưởng, sự ghi nhận hay tăng chức… và trao cho họ khi đã hoàn thành công việc.

Không quan tâm

Phần lớn nhân viên từ bỏ chức vụ của mình vì mối quan hệ với sếp. Một công ty khôn ngoan sẽ biết cân bằng tính chuyên nghiệp và tình cảm giữa người với người. Một người lãnh đạo nên biết chúc mừng thành công của cấp dưới, đồng cảm với người đang gặp khó khăn, và đốc thúc họ làm việc.

nhân viên có năng lực nghỉ việc

Người sếp không biết quan tâm nhân viên sẽ không nhận lại sự tận tụy của cấp dưới. Khó để có thể làm việc 8 tiếng một ngày, cống hiến toàn lực cho người không quan tâm gì ngoài kết quả.

Không đưa ra viễn cảnh

Sẽ thật đơn giản là đưa ra nhiệm vụ cho nhân viên để làm, nhưng đặt ra mục tiêu cho họ là điều chủ chốt để điều hành công ty. Những người có năng lực mang nhiều trọng trách hơn, bởi họ thực sự quan tâm đến công việc. Vì vậy, họ cần vạch đích để hướng tới.

nhân viên có năng lực nghỉ việc

Nếu không đưa ra mục tiêu, họ sẽ lạc lối và mất phương hướng. Nếu công ty không thể đưa ra kế hoạch rõ ràng, những nhân viên giỏi sẽ tự tìm một nơi khác.

Không để nhân viên theo đuổi đam mê

Những nhân viên có năng lực có sự đam mê, khao khát lớn. Giúp họ theo đuổi khát vọng bản thân khiến tăng hiệu suất với công việc và sự hài lòng với công ty. Nhưng một số người sếp đang giới hạn khả năng của cấp dưới. Họ lo lắng năng suất sẽ giảm nếu nới lỏng quản lí và cho phép họ theo đuổi đam mê. Đây là nỗi sợ vô căn cứ, không xác đáng.

Một khảo sát chỉ ra rằng, con người có khả năng theo đuổi ước mơ mà vẫn bắt kịp tiến độ công việc, trạng thái hưng phấn sẽ nâng năng suất làm việc lên gấp năm lần bình thường.

ĐỪNG BỎ LỠ: Quản lý nhân viên hiệu quả: mặt trái của sự đồng cảm khi lãnh đạo

Quá nghiêm túc

Nếu nghĩ nơi công sở là phải nghiêm túc thì bạn đã lầm! Không thể làm việc hết công suất nếu không có sự vui vẻ, chính niềm vui là cách bảo vệ bạn khỏi hiên tượng brownout. Một công ty chuyên nghiệp biết tầm quan trọng của việc thư giãn.

nhân viên có năng lực nghỉ việc

Google là ví dụ điển hình, họ có các loại dịch vụ giúp nhân viên giảm căng thẳng: ăn miễn phí, chơi bowling, các lớp thể hình,…Ý tưởng đơn giản: nếu chỗ làm việc có sự thoải mái, bạn sẽ dành nhiều thời gian làm việc ở đó hơn.

Bắt nhân viên làm việc quá sức

Nhiều người thường nói không có gì “đốt cháy” nhân viên giỏi nhanh hơn việc bắt họ lao động quá sức. Đây là vấn đề mà nhà quản lý thường phạm phải khi muốn nâng cao hiệu suất công việc. Nhiều khi, áp đặt quá mức sẽ phản tác dụng, thay vì thúc đẩy nhân viên tập trung hơn vào công việc, điều này chỉ khiến họ mệt mỏi và cảm thấy làm việc là một gánh nặng.

Theo nghiên cứu mới nhất từ Đại học Stanford cho hay, năng suất của nhân viên sẽ giảm mạnh khi số giờ làm việc trong tuần quá 50h, và sẽ giảm nhiều hơn nữa sau 55h nếu không nhận được bất kỳ đãi ngộ nào.

Tăng lương, thăng chức hay thay đổi cách làm việc đang là những vấn đề mà lãnh đạo cần cân nhắc trước khi yêu cầu nhân viên nâng cao hiệu suất công việc. Nếu không, nhân viên sẽ xin nghỉ để chuyển sang công ty khác có chế độ đãi ngộ tốt hơn.

Kết luận

Người quản lý thường cho rằng kết quả doanh thu là do nhiều yếu tố, mà quên đi vấn đề cốt lõi: mọi người không rời đi vì công việc, họ rời đi vì quản lý. Muốn biến công ty bạn thành nơi đáng làm việc ư? Hãy cân nhắc tham gia một khóa học lấy chứng chỉ EQ.

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Khu văn phòng, Tháp Đông, Chung cư Học viện Quốc phòng, Tây Hồ

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Sabay Building, Số 11A Hồng Hà, Tân Bình

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR