9 hoạt động onboarding hấp dẫn dành cho nhân viên mới năm 2024

9 HOẠT ĐỘNG ONBOARDING HẤP DẪN DÀNH CHO NHÂN VIÊN MỚI 2024

Một nghiên cứu cho thấy rằng các công ty có kế hoạch hoạt động đào tạo, hội nhập bài bản có thể tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên mới lên đến 82% và tăng năng suất của nhân viên mới lên lên tới hơn 70%. 

Không chỉ là điền vào các biểu mẫu khảo sát và tham dự các buổi đào tạo, các hoạt động onboarding hấp dẫn và thú vị có thể cho nhân viên mới cảm nhận được sự chào đón nồng nhiệt, từ đó mang lại sự hài lòng, năng suất và cam kết lâu dài của họ với tổ chức. 

Hoạt động onboarding là gì?

Đây là các hoạt động được thiết kế để giúp nhân viên mới hòa nhập suôn sẻ với công ty. Khi một người bắt đầu một công việc mới, họ thường phải đối mặt với rất nhiều vấn đề mới như văn hóa công ty, các nhiệm vụ công việc cụ thể, mối quan hệ với nhân viên khác và hoạt động chung của tổ chức.

Mục đích của onboarding là cung cấp cho nhân viên mới các công cụ và thông tin phục vụ cho công việc của, đồng thời giúp họ sớm hòa nhập với công ty. Điều này bao gồm các hiểu biết về giá trị của công ty, xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp và thích nghi với môi trường làm việc.

Hoạt động onboarding là gì?
Hoạt động onboarding là gì?

Tầm quan trọng của các hoạt động Onboarding

Thực hiện hoạt động onboarding hiệu quả giúp nhân viên làm việc năng suất và thoải mái trong vai trò mới của họ một cách nhanh chóng. tham gia những hoạt động này, nhân viên sẽ có thêm một bước tiến suôn sẻ khi vào công ty , mang lại lợi ích lâu dài cho cả nhân viên và tổ chức. Dưới đây là một số lợi ích chính: 

Tầm quan trọng của hoạt động onboarding
Tầm quan trọng của hoạt động onboarding

Hiểu rõ về vai trò và trách nhiệm

Hoạt động onboarding giúp làm rõ những gì được mong đợi ở nhân viên mới trong vai trò của mình, tránh sự hiểu nhầm và điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu của công ty. Sự rõ ràng về vai trò và trách nhiệm này giúp nhân viên tập trung và ưu tiên các nhiệm vụ một cách hiệu quả ngay từ khi họ bắt đầu làm việc tại công ty. 

Hòa nhập vào văn hóa công ty nhanh chóng hơn

Khi tìm hiểu về các giá trị, chuẩn mực và kỳ vọng của công ty, nhân viên mới sẽ dần dần được xây dựng cảm giác thân thuộc và sẽ dễ dàng hơn khi tạo các mối quan hệ mới trong công ty.  Từ đó nhân viên sẽ có xu hướng hài lòng hơn với công việc của mình. 

Phát triển các mối quan hệ và mạng lưới nghề nghiệp

Thông qua việc giới thiệu với đồng nghiệp, quá trình onboarding sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các mối quan hệ nghề nghiệp. Qua đó, nhân viên mới có thể nhận được các hỗ trợ và nhiều cơ hội hợp tác hơn, nâng cao khả năng làm việc nhóm hiệu quả. 

Tăng năng suất và hiệu suất

Khi hiểu biết thấu đáo về vai trò của mình, nhân viên mới có thể làm việc hiệu quả hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian học hỏi và cho phép họ có thể sớm đóng góp vào mục tiêu chung của nhóm. Một quy trình Onboarding có cấu trúc với các hoạt động hấp dẫn giúp giảm bớt lo lắng cho nhân viên bằng cách đặt ra những định hướng rõ ràng. Nói một cách đơn giản, nó cung cấp cho những nhân viên mới của bạn một lộ trình để thành công trong môi trường mới.

9 hoạt động Onboarding dành cho nhân viên mới

Khiến cho quá trình Onboarding trở nên thú vị cũng là một cách tuyệt vời để thu hút nhân viên mới ngay từ đầu và giảm tối đa sự căng thẳng trước khi bắt đầu 1 công việc mới.  Nó cũng rất quan trọng cho sự hội nhập và thành công của nhân viên mới trong công ty.  Sau đây là một số cách hoạt động Onboarding hiệu quả mà bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay hôm nay

9 hoạt động onboarding dành cho nhân viên mới
9 hoạt động onboarding dành cho nhân viên mới

Chuẩn bị các sự kiện chào mừng

Một số công ty trải thảm đỏ đón nhân viên theo đúng nghĩa đen, khiến nhân viên mới cảm thấy rõ được tầm quan trọng của mình từ những ngày đầu tiên. Tương tự, bạn có thể áp dụng các cách như một buổi lễ chào mừng nhỏ, hoặc có thể đơn giản là tiếng vỗ tay từ các thành viên trong nhóm. 

Tặng 1 set quà chào mừng nho nhỏ cho nhân viên mới cũng là một cách tuyệt vời để tạo ấn tượng tích cực, có thể bao gồm các món như sổ tay văn hóa công ty, áo phông, cốc, bút khắc tên,… Tùy các vị trí và vai trò, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc tặng các vật phẩm công nghệ cho nhân viên mới, không chỉ trang bị cho nhân viên những công cụ cần thiết mà còn giúp họ cảm thấy mình là một phần của công ty ngay khi Onboarding.

Ghép nối nhân viên mới vào các mối quan hệ với người đồng hành, bạn thân

Đây sẽ là những người đóng vai trò như “một người thân” trong công ty, là người liên hệ của nhân viên mới khi họ có bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ. Người đồng hành này sẽ lên lịch kiểm tra thường xuyên, giới thiệu nhân viên mới tới mọi người và hướng dẫn họ thực hiện các dự án ban đầu . 

Mối quan hệ này giúp nhân viên mới cảm thấy được hỗ trợ và hiểu được quy trình làm việc của công ty nhanh hơn, đồng thời xây dựng mạng lưới tổ chức chuyên nghiệp. 

Giúp nhân viên mới đặt ra những mục tiêu rõ ràng

Người quản lý cần phát triển kế hoạch theo phương pháp SMART (specific, measurable, achievable, relevant, and time-bound) theo mốc 30 – 60 – 90 ngày. Trong 30 ngày đầu tiên, hãy tập trung vào việc định hướng và hội nhập. Các buổi kể chuyện tương tác về tầm nhìn và văn hóa của công ty cũng như các mô-đun học tập theo vai trò cụ thể với mục tiêu và thời hạn rõ ràng là điều cần thiết trong onboarding để nhân viên mới nhanh chóng hòa nhập. 

Trong giai đoạn thứ hai, người quản lý nên giao một dự án nhỏ, phù hợp để hoàn thành trước mốc 60 ngày và khuyến khích kết nối với các đồng nghiệp ở các phòng ban để nâng cao hiểu biết của nhân viên mới về doanh nghiệp. Trong 30 ngày cuối cùng, nên thử thách họ bằng một nhiệm vụ phức tạp hơn để kiểm tra các kỹ năng đã học được và tạo điều kiện cho họ tự suy ngẫm và đặt ra mục tiêu trong tương lai. 

Tổ chức các sự kiện xã hội và team-building

Lên kế hoạch cho các cuộc tụ họp thân mật như bữa trưa, hoặc các sự kiện sau giờ làm việc. Tổ chức các hội thảo nội bộ hoặc các bữa tiệc ngoài trời cũng có thể thúc đẩy tinh thần đồng đội và tình bạn thân thiết. Một số công ty tạo chủ đề cho các tuần làm quen và trang trí văn phòng, bữa trưa theo chủ để đó để làm cho quan trình onboarding trở nên hấp dẫn vì thú vị hơn. 

Tổ chức các sự kiện xã hội và team-building
Tổ chức các sự kiện xã hội và team-building

Tổ chức các buổi feedback thường xuyên

Việc này cho phép nhân viên mới và người quản lý đặt câu hỏi, nhận phản hồi mang tính xây dựng 

và thảo luận về quá trình làm việc của mình cũng như bất cứ khó khăn nào gặp phải.

Hai tuần một lần, các nhà quản lý nên tổ chức một cuộc gặp gỡ những nhân viên mới để khuyến khích mọi người cởi mở chia sẻ kinh nghiệm, trải nghiệm và thách thức và thành công trong vai trò mới. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để họ phản hồi các thông tin chi tiết về các hoạt động onboarding đối với họ.

Tạo điều kiện học hỏi công việc cụ thể

Thay vì chỉ để nhân viên mới ngồi nghe bài giảng hoặc xem video đào tạo, hãy để họ tham gia vào các công việc thực tế. Ví dụ: sau khi có cái nhìn tổng quan ngắn gọn về trách nhiệm công việc, hãy ghép họ với một đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn, người có thể hướng dẫn họ thực hiện các dự án thực tế, chỉ cho họ cách thực hiện công việc trong môi trường thực tế. Cách tiếp cận ‘vừa học vừa làm’ này giúp nhân viên mới hiểu rõ hơn về vai trò của họ vì họ đang tham gia tích cực chứ không chỉ lắng nghe một cách thụ động khi Onboarding. 

Tổ chức những chuyến đi tham quan đáng nhớ

Chuyến tham quan của công ty có thể trở thành một trải nghiệm thú vị và tạo ra nhiều cơ hội tương tác bằng cách áp dụng phương pháp kể  chuyện hoặc kết hợp các phương thức khác (chia sẻ những giai thoại thú vị về công ty, văn hóa và lịch sử công ty) trên đường di chuyển tới địa điểm đã chọn. 

Mở một buổi talkshow từ các CEO

Thay vì thuyết trình một cách quá nghiêm túc, bạn nên khuyến khích một cuộc đối thoại cởi mở, nơi các giám đốc điều hành chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, hiểu biết sâu sắc về tầm nhìn và văn hóa của công ty cũng như những bài học kinh nghiệm trong suốt sự nghiệp. Bên cạnh đó, hãy cho phép nhân viên mới gửi câu hỏi trước hoặc trong phiên, giải quyết các chủ đề mà họ tò mò, như phát triển nghề nghiệp, chiến lược công ty hoặc xu hướng của ngành.

Sau đó, hãy thêm một vài hoạt động Onboarding nhẹ nhàng, thân mật, chẳng hạn như ăn trưa hoặc nghỉ giải lao chung, có thể làm bầu không khí thoải mái hơn, giúp những người mới tuyển dụng dễ dàng tham gia và kết nối với ban lãnh đạo công ty ở cấp độ cá nhân hơn.

ĐỌC THÊM: Onboarding là gì? Tại sao quy trình giới thiệu nhân viên mới lại quan trọng?

Mở một buổi talkshow từ các CEO
Mở một buổi talkshow từ các CEO

Cung cấp nền tảng để giới thiệu bản thân

Khuyến khích nhân viên mới giới thiệu bản thân thông qua email giới thiệu, bài đăng trên mạng xã hội nội bộ của công ty hoặc bài thuyết trình ngắn gọn trong cuộc họp nhóm.  Việc tự giới thiệu sẽ hấp dẫn hơn trong một môi trường thoải mái, nhân viên mới sẽ dễ dàng hơn để chia sẻ về bản thân ngoài nền tảng chuyên môn của mình.

Các hoạt động Onboarding hiệu quả là điều cần thiết cho những nhân viên mới vào công ty vì chúng cải thiện đáng kể khả năng giữ chân và làm rõ được vai trò, trách nhiệm của nhân viên mới đối với công ty. 

Các quy trình giới thiệu có thể sáng tạo và hấp dẫn, biến các quy trình có thể khô khan thành những trải nghiệm tương tác và thú vị. Ví dụ: một số công ty áp dụng quy trình giới thiệu bằng các nhiệm vụ và phần thưởng, khiến quá trình này trở thành một khởi đầu thú vị và đáng nhớ hơn đối với nhân viên mới. Tuy nhiên, mục đích quan trọng nhất vẫn là đảm bảo rằng những người mới được tuyển dụng sẽ học hỏi và áp dụng được kiến thức của họ vào thực tế.

Xem thêm tại: Why CoffeeHR?

Với hơn 10 năm kinh nghiệm và đồng hành cùng 300+ doanh nghiệp trên 20+ lĩnh vực, CoffeeHR đã và đang ngày càng vững mạnh trong xây dựng phần mềm quản trị nhân sự hiệu quả.

CoffeeHR hiểu rằng mỗi doanh nghiệp là một hành trình riêng, và chính vì thế chúng tôi cam kết tư vấn và đồng hành cùng bạn để xây dựng những giải pháp đào tạo nhân sự hiệu quả nhất, phản ánh đúng giá trị và mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR 

                                                                                                          

Đặng Minh Anh

Đặng Minh Anh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, Minh Anh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Khu văn phòng, Tháp Đông, Chung cư Học viện Quốc phòng, Tây Hồ

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Sabay Building, Số 11A Hồng Hà, Tân Bình

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR