ASM là gì? Mức lương của nhân viên ASM hiện nay 2023

ASM là gì

Một vị trí đáng mơ ước của nhân viên bán hàng cũng là sự nỗ lực không ngừng nghỉ để phấn đấu đạt được chính là ASM. Vậy chức vụ ASM là gì? Trong doanh nghiệp, ASM giữ chức năng và nhiệm vụ gì? Và làm sao để trở thành một ASM tiềm năng? Hãy cùng CoffeeHR tìm hiểu chi tiết tại bài viết này!

ASM là gì?

ASM là gì? ASM là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Area Sales Manager – Giám đốc bán hàng khu vực. Vai trò quan trọng của người quản lý bán hàng khu vực có liên quan trực tiếp tới các đối tác truyền thống của tổ chức hay doanh nghiệp.

ASM thường là những người có sức ảnh hưởng lớn nhất đến doanh thu cũng như năng suất bán hàng tại khu vực. Đồng thời, họ là người giám sát chính kế hoạch thực thi của doanh nghiệp để mang lại lợi nhuận cao hơn.

» Tham khảo thêm: CCO là gì? Những kỹ năng cần có của một CCO thành công

ASM là gì?
ASM là gì?

Area Sales Manager – ASM là một vị trí quản lý cấp cao nhưng ở bậc thấp hơn so với vị trí giám đốc kinh doanh toàn quốc (National Manager) và giám đốc bán hàng cấp vùng (Regional Sales Manager). ASM sẽ có những vị trí dưới quyền chẳng hạn:

  • Giám đốc bán hàng.
  • Giám sát kinh doanh.
  • Nhân viên kinh doanh.

Trách nhiệm của ASM là gì rong doanh nghiệp? Họ sẽ dẫn dắt các nhân viên dưới quyền trong cùng khu vực hoàn thành được mục tiêu đã được đề ra ban đầu. Đặc biệt, họ có mạng lưới quan hệ khá rộng, liên kết với nhiều phòng ban và sở hữu vốn kiến thức chuyên môn cao về sản phẩm, xu hướng thị trường, người tiêu dùng cũng như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng khu vực.

» Đừng bỏ lỡ: CHRO là gì? 5 Kỹ năng giúp bạn trở thành một CHRO thành công

Chức năng của ASM

Chức năng của ASM là gì? Chức năng chính của một ASM – Area Sales Manager là vị trí “đầu tàu” của đội kinh doanh với vai trò định hướng các nhân sự trong nhóm về chiến lược Sales hiệu quả. Giám đốc bán hàng khu vực cũng phối hợp với các bộ phận liên quan khác để có cái nhìn toàn diện về xu hướng thị trường hiện tại, đưa ra những chiến lược phù hợp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Chức năng của ASM
Chức năng của ASM

Nhiệm vụ của Area Sales Manager

Nhiệm vụ chính của ASM là gì? Dưới đây là các nhiệm vụ chính của một ASM trong doanh nghiệp góp phần phát triển sự phát triển của tổ chức.

Xác định hệ thống khách hàng trong khu vực kinh doanh

Để có thể xác định hệ thống khách hàng trong khu vực kinh doanh hiệu quả, các ASM phải có sự theo dõi và giám sát chi tiết. Họ cần nhanh chóng mở rộng hệ thống và quy mô phân phối thông qua việc đánh giá tình hình kinh doanh ở khu vực đó. Sau đó, dựa vào những phân tích để đưa ra định hướng và kế hoạch cụ thể cho sự phát triển lâu dài.

Xác định hệ thống khách hàng trong khu vực kinh doanh
Xác định hệ thống khách hàng trong khu vực kinh doanh

Lập kế hoạch và triển khai kinh doanh trong khu vực

Nhiệm vụ này của ASM sẽ được thực thi dựa vào chỉ thị của cấp trên và doanh thu bán hàng đã đặt ra từ đầu. Họ cần có một kế hoạch rõ ràng nhất cho hướng đi sắp tới tại khu vực quản lý. Đồng thời, giám đốc bán hàng khu vực cũng sẽ chịu trách nhiệm về việc kiểm tra và phê duyệt các báo cáo chỉ tiêu kinh doanh ở từng chi nhánh.

» Xem thêm: 13 Mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến mới nhất 2022 [Tải về]

Thiết lập, quản lý hệ thống giám sát và phân phối

Đây là nhiệm vụ được đánh giá rất quan trọng của một nhà quản lý bán hàng khu vực ASM trong chia sẻ ASM là gì. Bởi vì, chỉ khi hệ thống giám sát và phân phối của họ đạt được hiệu quả, minh bạch và rõ ràng thì mới có thể chủ động trong việc phát hiện các biến cố có thể xảy ra.

Thiết lập, quản lý hệ thống giám sát và phân phối
Thiết lập, quản lý hệ thống giám sát và phân phối

Tìm kiếm, thu thập và phân tích các dữ liệu kinh doanh

hực hiện nhiệm vụ này giúp các ASM nhận thức rõ về tình hình kinh doanh, doanh thu cũng như lợi nhuận thông qua các số liệu từ vị trí trưởng chi nhánh một cách liên tục và chính xác.

Bên cạnh đó, dựa vào việc phân dữ liệu kinh doanh để tiến hành so sánh với các đối thủ cạnh tranh cùng lĩnh vực. Qua đó họ sẽ đưa ra các chiến lược phù hợp nhất để nâng cao doanh thu và vượt qua đối thủ hiện hữu.

Quản lý thu hồi công nợ khu vực

Quản lý thu hồi công nợ khu vực mỗi tháng khi nhận thông báo về công nợ để đôn đốc các hoạt động thu hồi công nợ cùng phòng kế toán hiệu quả. Đây là một nhiệm vụ cần thiết mà CoffeeHR chia sẻ trong bài viết ASM là gì.

Đào tạo và bố trí nhân sự cho hệ thống kinh doanh trong khu vực

Nhân viên là thành phần nòng cốt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển. Bởi họ là những người tiếp cận trực tiếp với khách hàng, mang lại khách hàng trung thành cho thương hiệu của tổ chức.

Các ASM cần xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên chất lượng cao cũng như quản lý và giám sát chặt chẽ, dẫn dắt họ làm việc đạt tiêu chuẩn và mức doanh thu đã được đặt ra.

» Xem thêm: CEO là gì? 5 Tố chất để trở thành một CEO thành công

Đào tạo và bố trí nhân sự cho hệ thống kinh doanh trong khu vực
Đào tạo và bố trí nhân sự cho hệ thống kinh doanh trong khu vực

Báo cáo thường xuyên và tiếp nhận chỉ thị từ lãnh đạo

Các giám đốc bán hàng khu vực phải có trách nhiệm báo cáo lại tình hình kinh doanh cũng như doanh thu bán hàng tại khu vực họ quản lý. Việc này sẽ được thực hiện và cập nhật liên tục vào mỗi tuần và mỗi tháng.

hêm nữa, ASM cũng phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh như các chỉ tiêu, kế hoạch và tiến độ tại khu vực quản lý. Họ cũng còn đảm nhiệm thêm về thực thi các đầu việc mà ban lãnh đạo giao, tích cực chủ động đưa ra những phương án khả thi và phù hợp với tình hình kinh doanh tại nơi mình quản lý.

>> Xem thêm: CFO là gì? Vai trò và chi tiết công việc của CFO – Coffee HR

Công việc của một nhân viên ASM

Công việc của một Area Sales Manager
Công việc của một Area Sales Manager

Những công việc quan trọng của Area Sales Manager giúp doanh nghiệp vận hành tốt và phát triển:

  • Đặt mục tiêu kinh doanh cho từng khu vực mình quản lý
  • Mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách xác định và tìm kiếm thêm nhóm khách hàng mục tiêu
  • Thường xuyên theo dõi, kiểm tra hệ thống dữ liệu bán hàng
  • Liên tục cập nhật những xu hướng mới thị trường và nhu cầu của các đối tượng khách hàng 
  • Theo dõi và cập nhật doanh số, lợi nhuận hàng tháng, hàng tuần cho từng tài khoản doanh nghiệp
  • Định hướng khu vực phát triển các hoạt động kinh doanh theo đúng mục tiêu của công ty
  • Cung cấp thông tin giá cả sản phẩm cho bộ quản lý và đưa ra các chính sách về giá phù hợp
  • Trực tiếp tham gia vào quá trình bán hàng tại khu vực quản lý 
  • Thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ với các khối cung ứng sản phẩm 
  • Phân tích các số liệu bán hàng, chất lượng sản phẩm, đưa ra những so sánh với những sản phẩm cạnh tranh khác từ đó phân tích và đánh giá để nâng cao doanh số bán hàng
  • Tuyển dụng, quản lý, đào tạo và hướng dẫn tổng thể cho nhóm nhân viên bán hàng của các khu vực được chỉ định

Kỹ năng của một nhân viên ASM

Kỹ năng cần thiết và quan trọng của ASM là gì? Hãy cùng CoffeeHR tìm hiểu trong phần này, mời bạn theo dõi!

Kỹ năng lãnh đạo

rong bài chia sẻ ASM là gì, ta hiểu rằng kỹ năng lãnh đạo là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất để trở thành một ASM. Một giám đốc bán hàng chuyên nghiệp và xuất chúng là người có thể truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên. Đồng thời, họ cũng tiếp thêm động lực và là một tấm gương sáng để noi theo và học hỏi. Và dĩ nhiên, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có cao hay không, chính nhờ vào khả năng lãnh đạo của ASM.

Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng chọn lọc và phân tích

Một giám đốc bán hàng khu vực cần có kỹ năng chọn lọc và phân tích, họ cần thu nhận lượng lớn thông tin cũng như số liệu từ nhiều chi nhánh khác nhau. Sau đó, họ đánh giá, phân tích, tổng hợp và chọn lọc ra những thông tin hữu ích nhất. Các quyết định mà ASM đưa ra có thể ảnh hưởng nhất định đến đội ngũ nhân viên nói riêng và toàn thể doanh nghiệp nói chung.

Kỹ năng lập kế hoạch

Thông thường, Giám đốc bán hàng khu vực sẽ cần giải quyết và xử lý khối lượng đầu việc rất lớn trong một ngày. Chính bởi vậy, nếu không có kế hoạch hợp lý, khoa học thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới tiến độ công việc. Trong bất kỳ trường hợp nào, ASM cũng cần phải có sự chuẩn bị, kế hoạch chu đáo, sắp xếp thời gian hợp lý để không ảnh hưởng tới hiệu suất của cả đội nhóm.

Kỹ năng lập kế hoạch
Kỹ năng lập kế hoạch

Kỹ năng nắm bắt nhanh

Sự thấu hiểu khách hàng là yếu tố rất cần thiết trong bán hàng và thực sự quan trọng với ASM. Khách hàng chính là nhân tố của sự thành công trong công việc nên bạn cần hiểu được sở thích, nắm bắt được nhu cầu. Đặc biệt, phải nhạy trước những phản ứng của khách trước và sau trải nghiệm dịch vụ hoặc sản phẩm doanh nghiệp của bạn.

Nhạy bén

Sự linh hoạt và nhạy bén là một yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh dù ở bất kỳ lĩnh vực nào. Vì môi trường bán hàng luôn luôn cạnh tranh và khắc nghiệt nên đòi hỏi người giám sát bán hàng khu vực ASM phải có kỹ năng kinh doanh tốt cùng một tư duy nhạy bén, ứng biến linh hoạt.

Vậy sự nhạy bén trong ASM là gì? Hiểu rằng một ASM chuyên nghiệp phải có năng lực quan sát cũng như nhanh chóng phát hiện mọi vấn đề đang xảy ra hoặc có thể xảy ra trong tương lai. Để từ đó, họ có thể phối hợp với đội nhóm đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.

ASM cần có sự nhạy bén và linh động
ASM cần có sự nhạy bén và linh động

Kỹ năng ứng dụng công nghệ

rong thời đại công nghệ số, sự phát triển của công nghệ 4.0 đã hỗ trợ rất tích cực cho các ngành nghề, trong đó không ngoại trừ lĩnh vực kinh doanh. Hiện nay, nhiều đơn vị bán hàng đã ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động mua, bán và mang lại hiệu quả thực sự giúp rút ngắn thời gian của chu kỳ bán hàng trung bình.

Kể cả ASM nói riêng và nhân viên bán hàng nói chung sẽ tập trung nhiều thời gian hơn cho hoạt động mua và bán. Công nghệ hiện đại sẽ hỗ trợ ASM xử lý các vấn đề một cách nhanh chóng hơn như: lập báo cáo, gửi file đề xuất, email,… Vì vậy, kỹ năng vận dụng công nghệ của giám đốc bán hàng khu vực cần được trau dồi thường xuyên và liên tục.

Kỹ năng tuyển dụng

Chúng ta đã nhận định phần trên của chia sẻ ASM là gì, nhân viên là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa và hoạt động kinh doanh. Vì thế, các ASM cần xác định và tham gia sâu vào quá trình tuyển dụng những ứng viên bán hàng tiềm năng để thành lập đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp. Có thể dựa vào các chỉ tiêu sau để tuyển chọn nhân viên tài năng:

  • Thành tích đạt được: Việc họ đã có được hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và cảm thấy tự hào về điều đó sẽ là yếu tố cần thiết.
  • Kỹ năng tổ chức: Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp cần biết cách tổ chức, sắp xếp mỗi khi trình bày hay giao tiếp với khách hàng của họ.
  • Chịu được sự thử thách: Tất cả những người có đầy đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực bán hàng sẽ cần chịu được thử thách và không nản lòng.
Kỹ năng tuyển dụng
Kỹ năng tuyển dụng

Mức lương của nhân viên ASM hiện nay

Chúng ta đã hiểu được khái niệm ASM là gì, sau đây CoffeeHR xin chia sẻ mức lương của giám đốc bán hàng khu vực ASM hiện nay.

Giám đốc bán hàng khu vực ASM là người nắm giữ vai trò và trách nhiệm lớn lao trong mọi chiến lược, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế, họ cũng hoàn toàn xứng đáng với công sức đã bỏ ra và mức lương của ASM được tính theo số năm kinh nghiệm, chẳng hạn:

  • Từ 1 – 3 năm kinh nghiệm: Mức lương ASM dao động từ 25 – 30 triệu đồng/tháng tại Thành phố Hồ Chí Minh & khoảng 25 – 40 triệu đồng/tháng tại Hà Nội.
  • Từ 3 – 5 năm kinh nghiệm: Mức lương ASM dao động từ 30 – 50 triệu đồng/tháng tại TP.HCM & khoảng 30 – 60 triệu đồng/tháng tại Hà Nội.
  • Trên 5 năm kinh nghiệm: Mức lương ASM dao động từ 30 – 60 triệu đồng/tháng tại TP.HCM & khoảng 35 – 70 triệu đồng/tháng tại Hà Nội.
Mức lương của nhân viên ASM hiện nay
Mức lương của nhân viên ASM hiện nay

Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

rong công việc, mỗi nhân viên đều có mong muốn và nguyện vọng hiểu và nắm rõ được lộ trình thăng tiến trong công việc của mình. Điều này sẽ giúp cá nhân xác định được mục tiêu một cách rõ ràng để có được hướng phấn đấu và nỗ lực không ngừng cho điều đó. Lộ trình thăng tiến cơ bản cho các chuyên viên kinh doanh ở vị trí Area Sales Manager như sau:

Giám đốc kinh doanh khu vực ASM (Area Sales Manager) → Giám đốc kinh doanh vùng RSM (Regional Sales Manager) → Giám đốc kinh doanh toàn quốc NSM (National Sales Manager).

Dưới quyền của giám đốc bán hàng khu vực ASM là các vị trí sau:

  • Giám đốc bán hàng
  • Sales Supervisor Giám sát kinh doanh

» Đừng bỏ lỡ: CMO là gì? Vai trò của CMO trong doanh nghiệp – CoffeeHR

Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM
Lộ trình thăng tiến của vị trí ASM

Cơ hội thăng tiến của ASM rất rộng mở và để có thể thăng tiến lên mỗi cấp bậc từ vị trí Giám đốc bán hàng khu vực, bạn cần có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc nghiêm túc, chất lượng và hiệu quả mang lại những lợi ích cũng như giá trị cho công ty.

Tất nhiên, một số người chỉ mất khoảng 3 – 4 năm để trở thành ASM nhưng cũng có những người phải mất đến 5 – 10 năm để đạt được vị trí như mong muốn. Sự khác biệt này sẽ xuất phát từ trình độ, nỗ lực và kỹ năng của cá nhân.

Lời kết

Vậy bạn đã hiểu được ASM là gì? Bạn cũng đã được chia sẻ rất nhiều thông tin quan trọng và hữu ích của một giám đốc bán hàng khu vực chuyên nghiệp. Chúc bạn có thật nhiều nỗ lực và thành công hơn mỗi ngày!

Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHRCà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Khu văn phòng, Tháp Đông, Chung cư Học viện Quốc phòng, Tây Hồ

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Sabay Building, Số 11A Hồng Hà, Tân Bình

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR