Bậc lương đóng vai trò quan trọng quá trình xây dựng bảng lương của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Xây dựng bậc lương sao cho vừa đúng theo các quy định của pháp luật, vừa phải xứng đáng với công sức người lao động bỏ ra. Kiến thức về bậc lương là gì và những điều cần biết về bậc lương sẽ được cung cấp trong bài viết dưới đây.
Bậc lương là gì?
Bậc lương là số lượng các mức thăng tiến lương trong mỗi ngạch lương của người lao động. Số bậc lương thông thường của người lao động từ 5 đến 10 bậc. Mỗi bậc lương tương ứng với một hệ số lương nhất định.
Mỗi ngạch lương có số lượng bậc lương nhất định. Điều này nhằm đảm bảo sự thay đổi bậc lương từ mức lương thấp nhất lên mức lương cao nhất trong ngạch lương đó. Nhờ đó để đảm bảo tính công bằng, hợp lý và thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên.
Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng bậc lương:
- Quan điểm trả lương của doanh nghiệp
- Sự chênh lệch giữa mức lương tối thiểu và mức lương tối đa cho từng vị trí.
- Yêu cầu về mức độ đào tạo và độ phức tạp của công việc
» Đừng bỏ lỡ: Lương Gross là gì? Cách tính đúng nhất và các lưu ý cần biết
Điều kiện xét nâng bậc lương chi tiết
Sau đây là điều kiện xét nâng bậc lương cho người lao động khi làm việc tại các doanh nghiệp và tại các cơ quan nhà nước. Mỗi loại sẽ có những điều kiện và những điểm khác nhau.
» Xem thêm: Lương Net là gì? Cách tính lương Net chuẩn mới nhất hiện nay
Điều kiện xét nâng bậc lương trong doanh nghiệp cho người lao động
Điều kiện xét nâng bậc lương phụ thuộc vào quy chế trả lương của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp muốn trả lương để khuyến khích tinh thần làm việc thì số bậc lương ít, còn trả lương theo quan điểm quân bình thì số lượng bậc lương nhiều.
Điều kiện nâng bậc lương sẽ phụ thuộc vào quy chế nâng lương của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, nhìn chung, các doanh nghiệp sẽ đặt ra tiêu chuẩn nâng lương dưa trên năng lực và hiệu suất lao động của từng cá nhân. Cụ thể như sau.
- Thường xuyên hoàn thành công việc được giao đảm bảo về số lượng và chất lượng như hợp đồng đã ký với doanh nghiệp
- Đạt được thành tích nổi bật trong sự nghiệp và đóng góp giá trị to lớn cho cộng đồng
- Không trong thời gian thi hành kỷ luật lao động theo quy định của doanh nghiệp và Bộ Lao động
Tóm lại, điều kiện nâng bậc lương người lao động sẽ phụ thuộc vào quy định của doanh nghiệp đó.
» Xem thêm: Cách tính lương của 4 hình thức trả lương phổ biến hiện nay – CoffeeHR
Điều kiện xét người lao động nâng bậc lương khi làm tại cơ quan Nhà nước
Trong trường hợp cán bộ, công chức, viên chức chưa được xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức hoặc trong chức danh nghề nghiệp thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên trong trường hợp đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh. Cán bộ đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV.
Điều kiện thời gian giữ bậc lương
Với nâng một bậc lương thường xuyên, điều kiện thời gian giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh như sau:
- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, sau 5 năm (60 tháng) giữ bậc lương, chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương.
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, sau 3 năm (36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh, cán bộ được xét nâng một bậc lương.
- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, sau 2 năm (24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh, cán bộ được xét nâng một bậc lương.
Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên
Đối với cán bộ, công chức:
- Được cấp quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên.
- Không vi phạm kỷ luật các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức.
Với viên chức và người lao động:
- Được cấp thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
- Không vi phạm kỷ luật các hình thức khiển trách, cảnh cáo hoặc cách chức.
» Đừng bỏ lỡ: Lương khoán là gì? Hướng dẫn cách tính lương khoán mới nhất
Thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên kéo dài cần biết
Trong thời gian giữ bậc lương nếu hàng năm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã bị cấp có thẩm quyền thông báo hoặc quyết định bằng văn bản về việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật bằng một trong các hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo, cắt chức, buộc thôi việc thì được kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại điểm a khoản 1 Điều này như sau:
- Gia hạn 12 tháng (một năm) đối với các trường hợp: Viên chức bị kỷ luật buộc thôi việc; Công chức bị kỷ luật cách chức, buộc thôi việc; Cán bộ, nhân viên bị kỷ luật buộc thôi việc.
- Kéo dài 06 (sáu) tháng đối với các trường hợp: Cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo; Cán bộ, viên chức bị kỷ luật cảnh cáo; Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao; Trường hợp trong thời gian giữ ngạch có 02 năm không liên tục không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì bị kéo dài thời hạn 06 (sáu) tháng.
» Xem thêm: Payroll là gì? Căn cứ vào yếu tố nào để tính Payroll hiệu quả nhất?
Tìm hiểu thêm về mức tăng bậc lương cho người lao động
Quy chế nâng bậc lương trong doanh nghiệp
Vậy quy chế nâng bậc lương là gì? Để nâng bậc lương, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo các quy chế sau:
- Đối tượng được nâng bậc lương
- Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề
- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề
- Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động
» Tham khảo thêm: C&B là gì? Vai trò của 1 chuyên viên C&B trong nhân sự
Doanh nghiệp phải lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương hàng năm đối với người lao động. Các kế hoạch phải được công bố công khai trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải thực hiện chế độ nâng bậc lương người lao động đúng theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể.
Bậc lương là yếu tố quan trọng đối với sự nghiệp của người lao động. Để tăng cao thu nhập của mình, người lao động nên tập trung nâng ngạch lương, quan trọng hơn hết là chất lượng công việc của mình. Khi tích lũy kinh nghiệm đủ nhiều và tiến đến vị trí cao hơn, bậc lương sẽ xứng đáng với công sức. Mong là bài viết trên đây đã cung cấp kiến thức và giải đáp thắc mắc về bậc lương cho người lao động.
CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu Quản trị nhân sự cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự