Bạn biết gì về NGHỀ TUYỂN DỤNG?

Bạn biết gì về NGHỀ TUYỂN DỤNG?

nghe-tuyen-dung
Cỡ chữ

Trong bối cảnh khoa học và kỹ thuật đang có những bước vươn mình vượt bậc, các ngành nghề cơ bản như kế toán hay tài chính đang đối mặt với nguy cơ dần bị thay thế bởi máy móc và trí tuệ nhân tạo. Trong khi đó, nghề TUYỂN DỤNG, với cơ hội gặp gỡ, trao đổi và xây dựng mối quan hệ với nhiều người giỏi ở đa dạng các lĩnh vực, ngành nghề, lại trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Bài viết ra đời dựa trên những chia sẻ của anh Trần Vũ Thanh – Training & Recruitment Manager Sendo.vn nhằm giúp các bạn trẻ có thêm thông tin tham khảo trước khi ra quyết định lựa chọn ngành nghề.

Làm tuyển dụng là làm gì?

Với cái danh “Head-hunter”, nghề Tuyển dụng từ lâu đã bị hiểu nhầm như một công việc đơn giản mà lại nắm đầy quyền lực trong tay. Phần đông mọi người đều nghĩ, làm tuyển dụng đơn giản là lên các website đăng tin tuyển dụng rồi về ngồi chờ ứng viên nộp hồ sơ.

Ít ngày sau thì tha hồ chọn lựa, gọi điện thoại và hẹn lịch phỏng vấn. Khách quan mà nói, cũng khó có thể trách được những luồng suy nghĩ như vậy, bởi lẽ có rất nhiều công ty chưa có đủ điều kiện để các bạn “thợ săn” được làm và thể hiện hết năng lực của mình.

Vậy thì, công việc của một “thợ săn” đúng nghĩa là gì?

Theo lý thuyết, 4 công việc cơ bản của bất kỳ một “thợ săn” lần lượt là:

  1. Phân tích công việc cần tuyển;
  2. Thu hút, sàng lọc, phân loại ứng viên;
  3. Phỏng vấn, tuyển chọn;
  4. Hướng dẫn, giúp Nhân viên mới hội nhập.

Trên thực tế, còn một phần việc rất quan trọng nữa là lên kế hoạch tuyển dụng dài hạn. Tuy nhiên, công việc này thường do Recruitment Manager/HR Manager đảm nhiệm.

nghe-tuyen-dung-la-gi

Phân tích công việc cần tuyển

Khi nhận được yêu cầu tuyển dụng, Recruiter (Rec) phải trao đổi kỹ với Hiring Manager (HM) hoặc Cấp trên trực tiếp/Trưởng phòng ban của vị trí cần tuyển để nắm rõ được công việc hay những yêu cầu ở vị trí này, rồi từ đó xây dựng Bản mô tả công việc (MTCV) – Job Description (JD) cho vị trí cần tuyển.

Việc này cũng đỏi hỏi Rec phải có những kiến thức, hiểu biết nhất định về chuyên môn của vị trí cần tuyển nếu không sẽ dễ rơi vào tình trạng “vịt nghe sấm” khi được chia sẻ về công việc. Hãy chủ động tìm hiểu trước thông tin trên Google và thể hiện sự cầu tiến của bản thân khi trao đổi với các HM.

Bên cạnh đó, Rec cũng cần hiểu được môi trường làm việc, tính cách của sếp cũng như đội ngũ nhân viên làm cùng. Để làm được việc này, Rec phải chủ động tìm hiểu thêm những thông tin nội bộ của công ty/nhóm và phải có kỹ năng đặt câu hỏi, quan sát và lắng nghe thật tốt.

Trong quá trình làm việc, Rec luôn phải đối mặt với những yêu cầu khó đỡ từ HM. Các HM thường đặt ra những tiêu chuẩn kép với ứng viên/nhân viên của mình. Họ kì vọng nhân viên dưới trướng vừa phải giỏi chuyên môn vừa phải có ngoại hình thuận mắt, hay thậm chí, vừa giỏi chuyên môn, vừa có ngoại hình lại phải cần cù, chịu khó.

Khi đó, Rec phải hết sức tỉnh táo, nắm vững được thông tin và xu hướng của thị trường lao động (Hiểu rõ nguồn ứng viên, lương thưởng, thuận lợi/khó khăn khi tuyển vị trí này) để tư vấn ngược lại cho HM, thỏa hiệp rõ về những yêu cầu, tiêu chí bắt buộc.

Bi kịch chưa dừng lại ở đó nếu công ty bạn không có ngân sách dồi dào để trả lương cho vị trí cần tuyển, lúc này bạn phải tư vấn cho HM là nên chọn chiến lược “build” (Tuyển người ít kinh nghiệm với chi phí thấp hơn rồi về đào tạo thêm) thay vì “buy” (Tuyển người có đủ kinh nghiệm với mức lương cao để về sử dụng ngay mà không cần đào tạo thêm).

Một khó khăn thường thấy ở bước này là Rec hay nhận được bản MTCV khá sơ sài và thiếu thông tin từ HM, lúc này đòi hỏi Rec phải vừa có hiểu biết chuyên môn, vừa có khả năng viết lách để hỗ trợ HM viết bản MTCV đầy đủ, chi tiết dễ hiểu hơn.

Thu hút, sàn lọc, phân loại ứng viên

nghề tuyển dụng

Đây có thể nói là bước công việc mà Rec rất khó chủ động nhất bởi vì nếu kém may mắn Rec phải làm trong một cty xa trung tâm TP hay cty trước đó từng có tai tiếng (Nợ lương Nhân viên chẳng hạn, hay cắt giảm nhân sự chẳng hạn,…). Phàm những điều tiêu cực ở một cty/tổ chức người ta nghe qua thì nhớ rất lâu và rất khó để thay đổi điều đó trong mắt ứng viên. Để thu hút, tìm kiếm được ứng viên phù hợp đòi hỏi Rec phải:

– “Ăn nằm” thường xuyên với HM, các Nhân viên làm công việc tương tự với vị trí tuyển dụng để thăm dò và hỏi cho bằng được những đồng nghiệp cũ, bạn học cũ, người yêu cũ có khả năng phù hợp với vị trí tuyển dụng để nhờ giới thiệu cho mình.

– Chịu khó dậy sớm, về trễ để tranh thủ hẹn hò café với các ứng viên tiềm năng, cho dù UV đó kiên quyết từ chối mình nhưng nếu hẹn được café Rec sẽ có khối kiến thức về công việc, thị trường và một vài số điện thoại của các ứng viên tiềm năng khác, thường người giỏi thì hay chơi chung với nhau mà.

Công việc này không dễ dàng chút nào vì ứng viên có kinh nghiệm và giỏi thường ít có nhu cầu tìm việc, ít xem trọng Rec nên hẹn hò đã khó, có kiến thức chuyên môn, có chủ đề để “chém gió” với ứng viên không phải là chuyện đơn giản. Đoạn này càng khó hơn khi phải lôi kéo các Manager, thậm chí là CEO đi cùng để gặp và ca bài ca con cá chiêu dụ nhân tài.

– Chịu khó lân la tới các seminar, hội thảo, câu lạc bộ thể thao, giải trí, chuyên đề để xây dựng mối quan hệ với các UV tiềm năng. (Mình từng phải đi deal lương với một ứng viên trong sân chơi bowling trong khi trước đó mình chưa hề cầm tới trái bóng chơi bowling lần nào nhưng cũng nhờ đó mà biết chơi bowling tới giờ)

– Chủ động tìm hiểu về các website dịch vụ tuyển dụng (Đăng tuyển, searching), các công ty headhunt thông qua bạn bè, anh, chị có kinh nghiệm trong lĩnh vực HR để lựa chọn sử dụng dịch vụ hiệu quả mà không đốt tiền công ty. Bên cạnh đó Rec còn phải có chút năng khiếu viết lách, sáng tạo để thiết kế những mẫu tin tuyển dụng gây ấn tượng mà không bị cho là “lố”.

– Thức đêm thức hôm lân la vào các diễn đàn online, mạng xã hội (Facebook, Linkedin,…) để chia sẻ thông tin tuyển dụng, kết nối với các ứng viên tiềm năng, thăm dò, thu thập thông tin thị trường lao động.

Hiểu rõ mục đích tuyển dụng

Trước khi làm những việc bên trên Rec phải hiểu thật rõ về vị trí công việc mà mình đang tuyển, phải trả lời được hàng loạt câu hỏi liên quan: Vì sao UV ứng tuyển vị trí này? Làm công việc này ở cty bạn có gì vui, có gì hấp dẫn?…Nói chung là những đặc điểm từ tính chất công việc, môi trường làm việc, chính sách phúc lợi của công ty bạn có gì để thu hút ứng viên. Rec mà chưa rõ những vấn đề này thì khoan hãy đi tìm UV.

Nếu phải tuyển Sinh viên mới/sắp ra trường với số lượng lớn thì Rec phải có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp thuyết phục, gần gũi với Sinh viên, với Giảng viên ở các trường ĐH.

Ngoài ra Rec còn phải nắm bắt thông tin, biết lựa chọn tham gia các Ngày hội việc làm/tuyển dụng do các Trường ĐH/CĐ tổ chức và đã tham gia thì phải luôn luôn suy nghĩ các chiêu trò, cách thức để chiêu dụ Sinh viên/Ứng viên, làm sao để họ nhớ tới công ty mình và mong muốn tham gia ứng tuyển vào công ty mình. (Chủ đề này cũng khá thú vị nên mình sẽ chia sẻ chi tiết vào lúc khác).

Nếu làm thương hiệu tuyển dụng thành công, thu hút được nhiều ứng viên thì Rec phải đối mặt với việc xem/đọc hàng đống CV gửi về mà trong đó sẽ có những email, CV không đầu không đuôi thậm chí là không liên quan đến công việc dự tuyển. Lúc này đòi hỏi Rec phải hết sức kiên nhẫn và có khả năng đọc và đánh giá nhanh các CV để tránh mất thời gian nhưng không bị “lọt lưới” con cá nào.

Giải mã Nghề tuyển dụng

Kết luận

Sàng lọc được UV tiềm năng rồi thì Rec cũng phải có chút “chiêu trò” để thuyết phục HM chọn một số CV để phỏng vấn vì thường rất ít khi có trường hợp CV phù hợp hoàn toàn với yêu cầu tuyển dụng mà sẽ hay bị thiếu kỹ năng này, kém kinh nghiệm kia…Bạn nào thắc mắc chiêu trò gì về nghề tuyển dụng thì liên hệ trực tiếp mình ha.

CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để Nhận DEMO FREE Phần mềm Quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR –Cà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

5/5 - (2 bình chọn)
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR