Tái tuyển dụng nhân sự nghỉ việc không phải điều mới mẻ. Nhưng sự gia tăng của xu hướng này hậu Covid đã khiến nhiều người băn khoăn về Boomerang Employee.
Boomerang Employee là gì?
Đúng như tên gọi của nó, Boomerang Employee là thuật ngữ chỉ những nhân sự quay trở lại sau một thời gian nghỉ việc. Như một chiếc Boomerang, thời gian vắng mặt của họ có thể ngắn hay dài nhưng điểm chung là đều quay trở lại với tư cách nhân sự chính thức mới.
Workplace Trends đã thực hiện một khảo sát về xu hướng “đi để trở về” của trên toàn thế giới:
- 15% người tham gia đồng ý rằng đã có thời điểm họ là Boomerang Employee
- 40% người tham gia cho rằng có thể họ sẽ cân nhắc quay trở lại làm việc tại công ty cũ
- 56% nhà tuyển dụng và nhà quản lý đồng ý rằng họ sẽ ưu tiên Boomerang Employee hơn trong tuyển dụng
Boomerang Employee là ai?
Có nhiều lý do khiến nhân sự quay lại. Phần lớn là sau thời gian công tác tại tổ chức khác, họ vẫn chưa tìm được sự hòa hợp và cảm thấy tiếc môi trường cũ. Hoặc họ nhìn thấy cơ hội phát triển tốt hơn mà trước đây họ chưa được nhìn thấy.
Doanh nghiệp cũng có thể gọi mời những nhân sự trước đây quay lại nếu bạn và nhân sự đó có mối quan hệ tốt hậu nghỉ việc. Đôi khi có thể nhân sự đó nghỉ việc vì lý do không tự nguyện. Và bạn muốn biết liệu có cơ hội nào để họ tiếp tục làm việc hay không.
Nhân viên Boomerang khác với nhân sự đi công tác dài hạn hay nghỉ thai sản. Bởi họ không thuộc quyền quản lý của tổ chức trong thời gian vắng. Tại Việt Nam, Boomerang Employee không phải hiếm. Đa phần những nhân sự quay về từng gắn bó nhiều năm hoặc từng đảm nhiệm vị trí quản lý.
Tái tuyển dụng Boomerang Employee, tại sao nên?
Nhân viên cũ có khả năng mang lại nhiều lợi ích ngắn hạn hơn so với nhân viên mới.
- Họ đã biết về công ty và có sự phù hợp nhất định về môi trường
- Không mất thời gian, chi phí đào tạo về quy trình, sản phẩm, tổ chức.
- Những kinh nghiệm, góc nhìn, kỹ năng mới mà họ phát triển trong thời gian qua sẽ được áp dụng trong tổ chức.
- Năng suất làm việc cao hơn. Khác với nhân sự mới cần thời gian làm quen và suy xét liệu môi trường này có phù hợp. Nhân sự Boomerang biết vì sao họ quay lại và cũng hiểu rõ về trách nhiệm công việc. Vì thế, tinh thần sẵn sàng của họ luôn ở trạng thái tốt.
- Gián tiếp cải thiện độ tin cậy và sự gắn bó của những nhân sự hiện tại.
Một số lưu ý trước khi tái tuyển dụng Boomerang Employee
Không phải nhân viên cũ nào khi quay lại sẽ mang lại điều tốt. Ngay cả khi họ đạt nhiều thành tựu trong thời gian công tác trước đây. HR cần cân nhắc một số yếu tố sau:
Mối quan hệ hậu nghỉ việc
Nhiều nhân sự giữ được sự hòa hợp với quản lý, đồng nghiệp và nhân sự hậu nghỉ việc. Nhưng nhiều nhân sự thì không. Vì thế hãy đảm bảo Boomerang Employee này có mối quan hệ tốt với doanh nghiệp trước khi ngỏ lời tái tuyển dụng.
Mức độ điều chỉnh của doanh nghiệp với lý do họ nghỉ việc
Ngoại trừ nhân sự nghỉ việc bởi những lý do không tự nguyện như chuyển nhà, sức khỏe, chuyện gia đình,…thì đa phần nhân sự khác đều có lý do khiến họ ra đi. Việc của doanh nghiệp là đảm bảo khả năng “sửa chữa” để lời mời quay lại trở nên hấp dẫn. Hãy xem xét đâu là nguyên nhân chính khiến nhân sự nghỉ việc.
Ví dụ nếu họ nghỉ việc vì lương thấp. Giờ bạn có thể offer mức thu nhập cao hơn. Hay họ nghỉ việc vì quản lý trực tiếp hay đồng nghiệp A chèn ép. Nay người quản lý và đồng nghiệp A đã nghỉ việc.
Độ thoải mái của nhân sự từng làm việc cùng họ
Nghỉ việc vì môi trường làm việc không phù hợp là nguyên nhân phổ biến. Vì thế, hãy đảm bảo tất cả đều đồng thuận với sự có mặt của nhân sự Boomerang. Thay vì ảnh hưởng tới tinh thần làm việc chung khi tái tuyển dụng một cá nhân
Sự thay đổi của doanh nghiệp
Thay đổi là không thể tránh trong khoảng thời gian họ vắng mặt. Nếu không có quá nhiều sự điều chỉnh, nhân sự cũ quay lại có thể là điều tốt. Nếu doanh nghiệp thay đổi toàn bộ cơ cấu, quy trình, quy mô, văn hóa,…thì chẳng khác nào bạn tuyển dụng nhân sự mới. Có chăng là vẫn giữ đôi nét thân thuộc. Nhưng không có gì đảm bảo 100% họ sẽ thích nghi với sự thay đổi.
Chuyên môn, kỹ năng của Boomerang Employee
Nhân sự đó làm tốt với vị trí trước đây. Nhưng với vị trí mới và trách nhiệm mới, họ có phải mảnh ghép phù hợp? Ngay cả khi bạn ưu tiên nhân sự Boomerang hơn, đừng “bỏ quên” những nhân tài có khả năng làm tốt hơn ngoài kia.
Một số tips chào đón Boomerang Employee
Cho họ biết bạn luôn chào đón
Đừng kết thúc quá trình làm việc của một nhân sự bằng lời chào tạm biệt. Hãy để ngỏ một cánh cửa mở chào đón họ quay lại. Đồng thời, họ sẽ cảm nhận được những ghi nhận đến từ tổ chức.
Tiếp tục nuôi dưỡng mối quan hệ sau nghỉ việc
Với những nhân sự thật sự tốt, đừng ngần ngại cho họ thấy sự kính trọng của bạn với họ. Hãy giữ liên lạc, hỏi thăm họ về cuộc sống hàng ngày hay công việc mới.
Một số doanh nghiệp vẫn liên tục mời nhân sự cũ tham gia những hoạt động gắn kết nội bộ hiện tại. Điều này ngầm chứng tỏ họ luôn là một phần của tổ chức chứ không dừng ở thời điểm công tác. Tiếp theo, nó ngầm chứng tỏ sự quan tâm và ghi nhận của doanh nghiệp dành cho nhân sự. Dù bạn đã ngừng làm việc, chúng tôi vẫn coi trọng và luôn chào đón bạn.
Thực hiện đúng quy trình tuyển dụng với nhân viên Boomerang
Nhiều người cho rằng nhân sự đã làm việc tại tổ chức, vì thế họ hoàn toàn phù hợp. Cho nên có thể cắt ngắn quy trình tuyển dụng bằng cách không phỏng vấn. Thực tế, điều này “lợi bất cập hại” hơn bạn lầm tưởng.
Hãy tiếp tục quy trình tuyển dụng như với tất cả ứng viên khác. Phỏng vấn họ những câu hỏi chuyên môn về kỹ năng và nghiệp vụ. Thứ nhất, bạn có cái nhìn tốt hơn về những gì họ làm trong thời gian vắng mặt. Liệu có kỹ năng, kiến thức nào phù hợp với vị trí tốt hơn. Thứ hai, chuyên môn hiện tại của họ có thể thích nghi với thay đổi trong thời gian qua của tổ chức không. Thứ ba, để bạn so sánh họ chuẩn xác hơn với những ứng viên hiện tại.
Ngoài ra, hãy phỏng vấn về những lý do họ nghỉ việc trước đây cùng mong muốn của họ khi quay lại. Một cuộc chia sẻ thẳng thắn sẽ vẽ ra hướng đi cụ thể cho đôi bên. Và từ đó càng làm quá trình tái tuyển dụng nhân viên cũ trở nên hiệu quả.
Sự đồng thuận của thành viên khác
Trực tiếp thảo luận với những đồng nghiệp cũ của họ về độ cởi mở khi nhân sự đó tái hội nhập team. Điều này sẽ giúp tập thể đoàn kết và tất cả thành viên đều sẵn lòng tạo điều kiện cho nhân sự đó quay trở lại làm việc tốt nhất.
Trong trường hợp nhân sự hiện tại không đồng thuận, hãy xem vấn đề nằm ở đâu và thảo luận với họ những hướng đi để giải quyết. Hoặc đơn giản là không tái tuyển dụng Boomerang Employee.
Quy trình Onboarding chuyên nghiệp
Trong thời gian Nhân sự Boomerang vắng mặt, doanh nghiệp sẽ có thay đổi về vận hành và nhân sự. Hãy giới thiệu họ với nhân sự họ chưa gặp. Hãy chỉ ra những thay đổi trong quy trình và trọng trách công việc. Hãy hướng dẫn sử dụng những thiết bị mới trong văn phòng.
Thời gian để hội nhập môi trường của Boomerang Employee thường ngắn hơn Nhân sự mới. Nhưng không có nghĩa là bạn nên để họ tự khám phá và học hỏi.
Doanh nghiệp có thể sử dụng CoffeeHR để đẩy nhanh quá trình Onboarding của nhân sự. Với Boomerang Employee, dữ liệu về nhân sự đã được lưu trữ từ trước. Vì thế HR chỉ cần thay đổi trạng thái công tác và vị trí. Tránh nhập liệu nhiều lần. Ngoài ra, hệ thống tự động thông báo tới tất cả thành viên về sự trở lại của nhân sự. Đảm bảo thông tin xuyên suốt trong nội bộ.
Tạm kết
Hiện tượng Boomerang Employee có thể mang lại nhiều giá trị cho doanh nghiệp nếu nhà quản trị biết cách để vận dụng hiệu quả. Điều quan trọng nhất là bạn phải cân đối giữa môi trường hiện tại với mong muốn của Nhân sự Boomerang. Theo Forbes, Boomerang Employee sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Nhất là khi nhiều nhân sự nghỉ việc bởi Covid và các doanh nghiệp đang trong giai đoạn phục hồi.
CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để nhận tư vấn về Tuyển dụng – Hội nhập
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự