Bạn muốn bắt đầu hoạt động kinh doanh với thương hiệu, cơ sở, công ty,… riêng nhưng chưa biết cách lập kế hoạch kinh doanh? Hay bạn chưa hiểu kế hoạch kinh doanh là gì? Tại sao và lập kế hoạch kinh doanh như thế nào là đạt chuẩn và hiệu quả? Để có định hướng phát triển và kinh doanh chuyên nghiệp và tối ưu nhất, bạn có thể tham khảo những thông tin trong bài viết sau.
Kế hoạch kinh doanh là gì?
Kế hoạch kinh doanh thực chất là một bản kế hoạch được người lập, thực hiện với mục đích trình bày chi tiết, mô tả cụ thể từng tiến trình, bước thực hiện trong quá trình kinh doanh của công ty, doanh nghiệp,… thương hiệu nào đó trong khoảng thời gian nhất định, như trong một tháng, một quý hay một năm.
Từ bản kế hoạch kinh doanh này, người đọc là những lãnh đạo công ty, doanh nghiệp hay trưởng bộ phận,… nắm được ý tưởng và đánh giá được hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp, công ty mình, đồng thời có những chỉ đạo hay định hướng chiến lược mới để giúp công ty, doanh nghiệp phát triển và có những bước tiến trong tương lai.
Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh
Mọi doanh nghiệp, công ty, dù quy mô lớn hay nhỏ, trong địa phương hay phát triển trên toàn cầu, thì đều muốn các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình được người tiêu dùng ưa chuộng, bán được nhiều hàng, thu được nhiều lợi nhuận.
Và để đạt được mục tiêu bán hàng nhiều và hiệu quả, thì không thể thiếu bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, đầy đủ để trình bày chi tiết từng tiến trình kinh doanh trong giai đoạn, thời gian nhất định.
Như vậy, kế hoạch kinh doanh có những ý nghĩa sau đối với doanh nghiệp:
Nắm bắt được toàn bộ hoạt động kinh doanh
Từ bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, người đọc nội dung có thể nhìn thấy tổng thể được các vấn đề như: doanh số bán hàng, chất lượng sản phẩm, chi phí marketing,… của doanh nghiệp trong gia đoạn, thời gian cụ thể dễ dàng, bao quát hơn.
Do đó, có thể nói lập kế hoạch kinh doanh sẽ là nền tảng để mô tả và định hướng kinh doanh, thể hiện rõ được chiến lược, tầm nhìn và mục tiêu của doanh nghiệp.
Theo dõi được tiến độ kinh doanh
Với một mẫu kế hoạch kinh doanh chi tiết, bạn có thể nắm được hoạt động kinh doanh trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể, từ đó dễ dàng theo dõi được tiến độ và nắm bắt được kết quả hoặc hướng phát triển từng giai đoạn.
Từ đó đưa ra quyết định thay đổi, điều chỉnh kế hoạch, giải pháp khắc phục những vấn đề phát sinh,… sao cho phù hợp với từng thời điểm của doanh nghiệp.
Quản lý mọi chi phí hiệu quả
Nếu thực hiện cách lập kế hoạch kinh doanh hiệu quả, tối ưu thì còn giúp doanh nghiệp nắm bắt được rõ mọi chi phí trong việc kinh doanh của mình, như: chi phí đầu tư kinh doanh, chi phí mua tài sản, quảng cáo hoặc trả nợ,…
Từ đó, doanh nghiệp nắm bắt được nguồn tiền đầu tư và lợi nhuận thu lại khi thực hiện kế hoạch kinh doanh đó, từ đó nhìn ra được vấn đề và có định hướng, điều chỉnh, thay đổi hướng kinh doanh để phù hợp tình hình tài chính doanh nghiệp.
Tiết kiệm thời gian, công sức
Như trước đây, đa số các doanh nghiệp đều theo dõi mọi thông tin, kế hoạch kinh doanh qua các báo cáo kinh doanh. Điều này không chỉ tốn nhiều công sức, chi phí và thời gian so với việc lập kế hoạch kinh doanh ngay từ đầu, mà còn khiến doanh nghiệp mất thời gian hơn để có chiến lược, điều chỉnh mới trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì thế mà cách lập kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn sẽ giúp bạn theo dõi những tiến trình kinh doanh tốt hơn ngay từ đầu và phân bổ thời gian, nguồn nhân lực, chi phí,… hợp lý.
Các quy tắc khi xây dựng kế hoạch kinh doanh
Để lập được kế hoạch kinh doanh hiệu quả, bạn cần nắm rõ được 3 quy tắc sau khi thực hiện lập kế hoạch:
Nội dung ngắn gọn, súc tích
Ngắn gọn là tiêu chí đầu tiên người thực hiện kế hoạch kinh doanh cần lưu ý. Bởi bất kỳ loại kế hoạch, báo cáo, hay văn bản nào mà có nội dung dài, lan man cũng sẽ đều khiến người đọc, người nghe thấy không mấy hứng thú, dễ gây chán nản, không có điểm nhấn trọng tâm, sẽ bỏ dở giữa chừng, nên khó nắm bắt được toàn bộ thông tin trong việc kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế hoạch cần có mục tiêu rõ ràng
Cũng giống với bất kỳ một kế hoạch nào, cũng cần vạch rõ được những điểm nhấn, có mục tiêu rõ ràng, có định hướng thực hiện để doanh nghiệp dựa vào đó, lấy nó làm kim chỉ nan để có những quyết sách, dự định phát triển đúng đắn cho doanh nghiệp.
Cần hướng tới người đọc – nghe
Dù bạn là ai, có nhiệm vụ, chức trách gì trong doanh nghiệp, thì trước khi lập kế hoạch kinh doanh, cũng cần xác định rõ người đọc nó là ai để thực lập kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Chẳng hạn, người đọc nó là lãnh đạo công ty, sếp,… sẽ cần lập kế hoạch kinh doanh khác với kế hoạch trình bày trước đối tác, khách hàng hoặc nhân viên, đồng nghiệp.
Việc xác định đối tượng giúp bạn biết cách sử dụng ngôn từ linh hoạt, hướng tới nhóm đối tượng nghe, đọc để chắc chắn họ hiểu được những gì bạn trình bày trong bản kế hoạch.
Các bước lập kế hoạch kinh doanh chuyên nghiệp
Nếu bạn chưa biết cách lập kế hoạch kinh doanh thì hãy tham khảo ngay các bước lập kế hoạch kinh doanh được trình bày dưới đây:
B1: Lên ý tưởng kinh doanh
Đây là bước đầu tiên trong cách lập kế hoạch kinh doanh bạn cần thực hiện, nó được coi là “linh hồn” để kế hoạch kinh doanh độc đáo, thu hút, sẽ là nền tảng để dẫn dắt, hoạch định việc kinh doanh được trình bày trong bản kế hoạch.
Hãy chắc chắn rằng, ý tưởng kinh doanh được trình bày trong bản kế hoạch của bạn chưa từng được ai trong công ty hay “đối thủ” trên thị trường của công ty bạn thực hiện.
B2: Xác định các mục tiêu kinh doanh
Điều tất yếu mà kế hoạch của mọi việc trong cuộc sống được đặt ra và thực hiện, là đặt ra rõ ràng mục tiêu, để từ đó có kế hoạch “chinh phục” mục tiêu đó.
Mục tiêu trong bản kế hoạch kinh doanh cần vạch rõ ràng những thành quả sẽ đạt được, chi phí đầu tư, lợi nhuận thu lại, thực hiện kế hoạch đó trong bao lâu,… Các mục tiêu càng chi tiết và chính xác, thì sẽ là động lực thúc đẩy để bộ phận thực hiện kế hoạch đó thực hiện.
B3: Nghiên cứu và phân tích thị trường
Thị trường trong kinh doanh còn được gọi là “thương trường”, là nơi có rất nhiều đối thủ bạn phải vượt qua, và có nhiều nhóm đối tượng, khách hàng tiềm năng bạn cần hướng đến, chinh phục.
Nên công việc tiếp theo trong cách lập kế hoạch kinh doanh đúng chuẩn là cần phải nghiên cứu và phân tích thị trường thật chi tiết, phải hiểu rõ mọi yếu tố có thể tác động đến kế hoạch và tiến trình thực hiện kế hoạch kinh doanh đó, nên đây là một bước cực kì quan trọng trong cách lập bảng kế hoạch kinh doanh mà bạn cần nhớ.
B4: Phân tích SWOT
Xây dựng biểu đồ và phân tích SWOT là liệt kê ra những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp trên địa bàn, thị trường, để từ đó nhìn ra được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của mình khi thực hiện kế hoạch kinh doanh đã xây dựng này.
Công việc này cực kỳ quan trọng, vì người đứng đầu doanh nghiệp cần chắc chắn kế hoạch kinh doanh này là khả thi hay bất khả thi, mới đưa ra quyết định, đề xuất, quyết sách thực hiện kế hoạch được hiệu quả, chính xác hơn.
B5: Xây dựng mô hình tổ chức kinh doanh
Một kế hoạch kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp thì cần rất nhiều bộ phận, cá nhân, nhân viên tham gia chứ không thể một cá nhân mà thực hiện được. Nên bản kế hoạch kinh doanh cần trình bày rõ được mô hình tổ chức kinh doanh, nêu rõ được những cá nhân, bộ phận nhân viên chuyên môn nào cùng tham gia.
Từ đó, những cá nhân, bộ phận này sẽ phân chia hợp lý công việc, phối hợp tốt với nhau để tạo ra hiệu quả tốt nhất, hướng đến mục tiêu kế hoạch cuối cùng và giữa có bộ phận.
B6: Lập chiến lược Marketing
Marketing là bước quan trọng, quyết định tính ảnh hưởng, tiếng vang và khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kế hoạch kinh doanh.
Một sản phẩm, dịch vụ tốt thì cần được nhiều người biết đến mới được tiêu thụ sản phẩm cao, đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty, doanh nghiệp. Chiến lược marketing bao gồm: truyền thông, quảng cáo, quảng bá thương hiệu,… được thực hiện lâu dài và linh hoạt để có thể tiếp cận được nhiều khách hàng và mở rộng thị trường.
B7: Thiết lập kế hoạch quản lý nhân sự
“Tầm nhìn xa” sẽ quyết định rất nhiều trong kinh doanh. Nên khi lên kế hoạch kinh doanh, cần suy tính đến tương lai việc kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng mở rộng, số lượng nhân viên tăng lên, bạn cần có kế hoach quản lý nhân sự tốt để chắc chắn sự ổn định, phát triển lâu dài cho doanh nghiệp.
Dựa vào kế hoạch quản lý nhân sự, doanh nghiệp sẽ cần biết nên tuyển thêm bao nhiêu nhân sự, và có kế hoạch đào tạo, hướng dẫn và quản lý, mở rộng chi nhánh,…
B8: Thiết lập kế hoạch quản lý tài chính
Ngoài nhân sự, thì tài chính cũng cần lập kế hoạch quản lý dòng tiền chi tiết, rõ ràng để doanh nghiệp phân bổ chi phí hợp lý. Trong kế hoạch này, cần liệt kê rõ cần đầu tư chi phí cho những khoản gì, số lượng bao nhiêu, khi nào thì thu vào,…
B9: Triển khai kế hoạch
Bước cuối cùng, bạn hãy lập kế hoạch triển khai từng bước để đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra, lên quy trình thực hiện càng chi tiết, cụ thể thì sẽ đảm bảo rằng mọi thứ bạn lập nên đều diễn biến theo quỹ đạo mà bạn đã vạch ra. Nếu có thay đổi sau đó, thì cũng cần phù hợp với tình hình và điều kiện tại thời điểm đó để bản kế hoạch vẫn khả thi, vẫn hiệu quả.
Mẫu kế hoạch kinh doanh chuẩn
Cách lập kế hoạch kinh doanh – cấu trúc cơ bản, đầy đủ
Để kế hoạch kinh doanh của bạn có tính khả thi, đem lại hiệu quả cao cho công ty, doanh nghiệp, thì bạn nắm rõ cấu trúc cơ bản và đầy đủ của một bản kế hoạch kinh doanh sẽ gồm các phần sau:
- Tóm tắt dự án: Phần này nên trình bày tóm tắt nội dung liên quan đến doanh nghiệp và dự án kinh doanh của công ty như: tuyên bố sứ mệnh, các thành tựu trong kinh doanh, hoạt động kinh doanh chính, giới thiệu sản phẩm, bản tóm tắt kế hoạch,…
- Giới thiệu doanh nghiệp: Đây sẽ là phần mang đến cho người đọc – nghe bản kế hoạch của bạn thấy được “bức tranh toàn cảnh” về doanh nghiệp của bạn. Nên cần chứa nhiều hình ảnh về doanh nghiệp, công ty, lịch sử hình thành và phát triển, những người điều hành, …
- Sản phẩm và dịch vụ: hãy trình bày về những sản phẩm và dịch vụ kinh doanh của công ty, doanh nghiệp, những sản phẩm đã có tiếng vang trên thị trường, các nhóm sản phẩm mới,…
Thông thường, phần sản phẩm và dịch vụ sẽ bao gồm những nội dung chính như sau: Giải thích về cách sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp; Mô hình định giá sản phẩm – dịch vụ; Ưu điểm về sản phẩm – dịch vụ; Những đối tượng khách hàng tiềm năng; Chiến lược bán hàng và phân phối sản phẩm – dịch vụ,…
- Phân tích thị trường: Phân tích thị trường sẽ giúp công ty, doanh nghiệp nhận định rõ được tình hình thị trường hiện nay, đối tượng khách hàng hướng đến và thị trường mục tiêu, các đối thủ cạnh tranh và điểm mạnh điểm yếu của họ.
- Kế hoạch Marketing và bán hàng: nhằm mục đích để doanh nghiệp có chiến lược tiếp thị và cách thực hiện đúng đắn, nên phần này sẽ trình bày rõ ràng kênh phân phối, chiến lược quảng cáo để giúp sản phẩm lan tỏa và tiếp cận nhiều đối tượng, số lượng khách hàng hơn.
- Kế hoạch tài chính: Một bản báo cáo tài chính tốt sẽ dành sự tin tưởng với nhà đầu tư và khách hàng, từ đó quyết định có đầu tư hay đặt hàng, kí kết hợp tác, kinh doanh với doanh nghiệp hay không. Bởi vậy, bạn cần khéo léo đưa vào kế hoạch tài chính 2 yếu tố: bản báo cáo tài chính và hoạch định tài chính trong tương lai.
Dưới đây là một số mẫu kế hoạch kinh doanh bạn có thể tham khảo:
Mẫu kế hoạch kinh doanh 1: Kế hoạch hành động phân tích tiếp thị
Từ mẫu kế hoạch này, bạn có thể phát triển một kế hoạch tiếp thị chi tiết phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp và đối tượng khách hàng tiềm năng để có điều chỉnh.
Mẫu kế hoạch kinh doanh 2: Kế hoạch hành động tiếp thị
Kế hoạch hành động tiếp thị sẽ vạch ra những phương pháp, hình thức quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp hiệu quả để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Các kênh marketing tiếp cận khách hàng tiềm năng điển hình là:
- Ưu đãi giá
- Lựa chọn kênh quảng cáo
- Tiếp thị điện tử
- Quan hệ công chúng hoặc chiến lược truyền thông mạng xã hội
Mẫu kế hoạch kinh doanh 3: Kế hoạch hành động tiếp thị kỹ thuật số
Với kế hoạch tiếp thị số thì bạn cần lưu ý các điều sau:
- Xây dựng kế hoạch dựa trên đối tượng khách hàng hướng đến, nhu cầu của khách hàng
- Đảm bảo các kế hoạch có tầm nhìn, chiến lược rõ ràng trong một khoảng thời gian nhất định
- Đặt ra các mục tiêu cụ thể, có tính khả thi và khả năng thực hiện được
- Thường xuyên cập nhật, thay đổi kế hoạch để phù hợp với khách hàng, đặc điểm thị trường trong mỗi thời điểm nhất định
Hy vọng với cách lập kế hoạch kinh doanh được trình bày và hướng dẫn chi tiết trên đây giúp bạn biết cách làm kế hoạch kinh doanh một cách hiệu quả cho công ty, doanh nghiệp, hoặc hỗ trợ cho quá trình phát triển sự nghiệp của bạn có nhiều thăng tiến vượt bậc.
Nếu cần DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ ngay với CoffeeHR để được tư vấn cụ thể nhé!
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự