Lương luôn là vấn đề “nhạy cảm” mà người lao động và doanh nghiệp quan tâm. Mỗi công ty đều cần xây dựng chính sách lương tốt và phù hợp. Chế độ lương hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân nhân tài mà còn giúp gia tăng doanh thu. Hãy cùng CoffeeHR tham khảo các cách tính tiền lương cơ bản, chính xác nhất thông qua bài viết dưới đây.
Các hình thức trả lương phổ biến hiện nay
Hiện nay, các hình thức trả lương phổ biến được nhiều doanh nghiệp áp dụng như:
- Hình thức trả lương theo giờ làm việc
- Hình thức trả lương theo doanh số kinh doanh
- Hình thức trả lương khoán
- Hình thức trả lương dựa theo sản phẩm làm được
Chi tiết về các hình thức trả lương như sau:
Cách tính lương theo giờ làm việc
Lương theo giờ là cách tính tiền lương theo thời gian làm việc thực tế theo giờ của nhân sự trên bảng chấm công của doanh nghiệp. Cách tính này dựa theo cấp bậc, chức danh cùng với các khoản phụ cấp, thường hay bảo hiểm khác mà người lao động được nhận.
Thực tế có 2 công thức tính lương cơ bản nhất áp dụng cho các doanh nghiệp:
Cách 1:
Lương = | Lương cơ bản + | phụ cấp (nếu có)/ngày công chuẩn x | Số ngày công thực tế |
Người lao động sẽ không có quá nhiều thắc mắc với cách tính lương này. Bởi vì mỗi ngày công không lương là số tiền trừ cố định. Nghỉ bao nhiêu ngày thì trừ bấy nhiêu tiền. Nếu không có biến động về lương, người lao động sẽ được hưởng đủ mức lương như quy định nếu đi làm đủ ngày theo quy định.
Ví dụ, một công ty có quy định làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và hai ngày thứ 7, chúng ta sẽ có 24 ngày làm chính thức tính theo tháng 5. Vậy 24 ngày là số ngày công hành chính.
Cách 2:
Lương = | Lương cơ bản + | phụ cấp (nếu có)/26 x | Số ngày làm việc thực tế |
Với cách tính lương này, lương tháng sẽ không cố định bởi ngày công chuẩn mỗi tháng khác nhau. Người lao động cần cân nhắc xem nên nghỉ phép không lương vào tháng nào để cân bằng tiền lương và chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ chịu không ít ảnh hưởng đến năng suất, hoạt động kinh doanh bởi người lao động thường xin nghỉ phép vào các tháng có nhiều ngày công.
Ví dụ để so sánh 2 cách tính lương:
Cách 1: Lương thỏa thuận là 9 triệu trên 26 ngày công, nhân viên đi đủ 26 ngày công:
9.000.000/26 x 26 = 9.000.000 VNĐ
Cách 2: Lương thỏa thuận là 9 triệu trên 26 ngày công nhưng ngày công thực tế của nhân viên A là 24 ngày:
9.000.000/26X24=8.307.692 VNĐ
Cách trả lương theo doanh số kinh doanh
Cách tính lương này thường áp dụng cho nhân viên bán hàng, nhân viên kinh doanh, nhân viên tư vấn… dựa vào sự nỗ lực của nhân viên. Cách thức này giúp khuyến khích, động viên tinh thần tự giác của người lao động rất nhiều bởi lương/thưởng của họ phụ thuộc vào doanh số của công ty. Áp dụng cách này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro ngân sách trong trường hợp gặp phải kết quả không tốt.
♦ Công thức tính lương theo doanh số:
Lương tháng = | Lương cơ bản + | Phần trăm hoa hồng x | Doanh thu nhân sự tạo ra trong tháng |
Các hình thức trả lương như:
- Lương/thưởng theo doanh số cá nhân
- Lương/thưởng theo doanh số nhóm
- Các hình thức thưởng khác: công nợ, phát triển thị trường,…
Cách tính lương khoán
Hình thức này được áp dụng cho các công việc thời vụ. Người lao động sẽ nhận được lương sau khi hoàn thành một khối lượng công việc đúng với chất lượng, thời gian được giao.
♦ Công thức tính lương:
Lương = | Mức lương khoán x | Tỉ lệ % công việc hoàn thành |
Trong phương pháp lương này, doanh nghiệp được phép sử dụng các hợp đồng giao khoán để làm việc và đưa ra các cách tính lương nhân viên sao cho phù hợp. Sau khi nhận kết quả bàn giao công việc, bên giao khoán có trách nhiệm trả tiền thù lao cho bên nhận khoán như đã thỏa thuận.
Trả lương dựa theo sản phẩm làm được
Đây là cách tính lương công nhân theo chất lượng, số lượng sản phẩm và công việc đã hoàn thành nhằm gắn chặt thù lao với năng suất lao động. Hình thức này có tác dụng khuyến khích nhân viên tăng năng suất lao động, góp phần vào việc tăng số lượng sản phẩm và doanh thu.
♦ Công thức tính lương:
Lương = | Số lượng sản phẩm x | Đơn giá sản phẩm |
Hiện này, cách tính tiền lương được đa số các doanh nghiệp sử dụng để đáp ứng đúng với năng lực của người lao động cũng như thúc đẩy họ làm việc hơn.
Tính lương nghỉ việc và lương các ngày nghỉ lễ Tết
Cách tính lương nghỉ việc
Nếu bên nhân viên là người có lỗi trong hợp đồng thì doanh nghiệp không cần chi trả các khoản lương còn lại cho nhân viên. Còn nếu doanh nghiệp là bên có lỗi thì bắt buộc phải thanh toán khoản tiền lương đúng với hợp đồng đã ký kết.
Nếu vì lý do thiên tai, dịch bệnh. rời địa điểm kinh doanh hoặc do điện, nước… thì tiền lương dựa vào thỏa thuận của hai bên như sau:
- Tiền lương nghỉ việc không được phép thấp hơn mức lương tối thiểu đã quy định trong hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động ngừng việc dưới 14 ngày.
- Cách tính lương nghỉ việc được 2 bên thỏa thuận để đảm bảo không thấp hơn tiền lương tối thiểu trong trường hợp người lao động ngừng làm việc trên 14 ngày.
Tính lương, thưởng cho ngày nghỉ lễ Tết
Theo quy định của Luật lao động, thời gian nghỉ Tết Dương lịch và Âm lịch người lao động vẫn được hưởng 100% lương. Quy định này cũng được áp dụng đối với các ngày lễ sau:
- Giải phóng miền Nam 30/04: Nghỉ 01 ngày
- Quốc tế Lao động 01/05: Nghỉ 01 ngày
- Quốc khánh 02/09: Nghỉ 01 ngày
- Giỗ Tổ Hùng Vương 10/03 Âm lịch: Nghỉ 01 ngày
Đặc biệt, người nước ngoài đang làm việc ở Việt Nam sẽ được nghỉ 01 ngày vào các ngày Quốc khánh và Tết cổ truyền của nước họ. Các ngày lễ nghỉ nguyên lương sẽ được Thủ tướng Chính phủ quyết định và công bố hàng năm. Vậy nên các doanh nghiệp cần cập nhật những thay đổi mới nhất để áp dụng cho công ty của mình.
Cách tính lương tháng 13
Tùy vào tình hình kinh doanh và chính sách của từng doanh nghiệp nên việc cách tính tiền lương thưởng tháng 13 không mang tính bắt buộc.
Các điều kiện để một nhân viên được thưởng lương tháng 13:
- Đã hết thời gian thử việc
- Làm việc liên tục tối thiểu 01 tháng trở lên, tính đến hết ngày 31/12 (Dương lịch) của năm đó
- Vẫn còn đang làm việc tại công ty vào ngày 31/12 của năm đó
Không tính lương tháng 13 cho các nhân viên chưa hết thời gian thử việc tính đến ngày 31/12 năm đó.
♦ Cách tính tiền lương tháng 13:
Nhân viên làm đủ 12 tháng tính từ ngày 01/01 đến 31/12 Dương lịch:
Lương tháng 13 = | Tổng lương trung bình/12 tháng |
Nhân viên làm việc dưới 12 tháng trong năm tính đến 31/12 Dương lịch:
Lương tháng 13 = | (Tổng lương tháng + các khoản phụ cấp nếu có) | /12 x | Số tháng làm việc thực tế trong năm đó. |
Xem thêm video Các hình thức trả lương
Các nguyên tắc trong trả lương nhân viên
Kỳ hạn nhận lương
Tiền lương được trả sau giờ, ngày, tuần làm việc nếu nhân sự chọn hưởng lương theo giờ, ngày hoặc tuần. Tùy vào thỏa thuận hai bên, người lao động cũng được chọn trả gộp trong điều kiện 15 ngày phải được trả gộp một lần. Người lao động sẽ được trả lương nửa tháng một lần hoặc một lần trong tháng.
Đối với công thức tính lương theo sản phẩm, theo khoán thì sẽ theo kỳ hạn thỏa thuận của 2 bên. Tuy nhiên, người lao động có thể tạm ứng tiền lương trong tháng dựa theo khối lượng công việc nếu như công việc đó phải làm trong nhiều tháng.
Nguyên tắc về cách thức và thời gian trả lương
Dù bằng bất cứ cách thức nào, nhân sự của doanh nghiệp phải được trả tiền lương đúng hạn và đầy đủ. Trong trường hợp không trả đúng hạn, doanh nghiệp cần phải trả cho người lao động ít nhất trước một tháng cùng với một khoản bằng với lãi suất gửi ngân hàng được công bố tại thời điểm trả lương.
Tùy vào từng vị trí và tình hình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp để có thể áp dụng các phương thức trả lương khác nhau sao cho phù hợp và công bằng với người lao động. Hiện nay, cách tính tiền lương 3P đang rất hiệu quả và phổ biến ở thị trường Việt Nam được nhiều doanh nghiệp áp dụng.
Cách làm bảng lương Excel cho nhân viên
Hướng dẫn cách làm bảng lương cho nhân viên
- Cột 1: “STT”
- Cột 2: “Họ và tên”: Các bạn điền số thứ tự và tên nhân viên. (theo danh sách bảng chấm công).
- Cột 3: “Chức vụ”: Các bạn điền chức vụ của từng nhân viên. (Có thể lấy thông tin trên hợp đồng hay bảng theo dõi nhân sự nếu các bạn có).
- Cột 4: “Lương cơ bản”: Là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận và trả lương.
Điều kiện áp dụng mức lương tối thiểu vùng:
– Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất.
– Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
– Đối với lao động đang trong thời gian thử việc thì mức lương thử việc không được thấp hơn 85% mức lương chính thức. (Điều 28 Bộ Luật lao động)
- Cột 5, 6, 7: “Các khoản phụ cấp không đóng BH”: Tăng ca, điện thoại, xăng xe,…
- Cột 8: “Phụ cấp trách nhiệm”: Đây là khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm.
Lưu ý: Tuỳ vào từng công ty mà có những khoản phụ cấp đóng BH khác nữa như là phụ cấp chức danh, phụ cấp thâm niên… để các bạn tạo thêm cột trong bảng tính lương.
(Các khoản phụ cấp thường được quy định cụ thể trong hợp đồng lao động nên các bạn lấy số liệu trong hợp đồng, trường hợp hợp đồng không ghi rõ mức hưởng cụ thể thì các bạn căn cứ vào quy chế lương thưởng, quy chế tài chính của công ty để lấy số liệu)
- Cột 9 : “Tổng thu nhập” = Cột 4 “Lương cơ bản” + Cột 5,6,7 “Các khoản phụ cấp không đóng BHXH”.
- Cột 10: “Ngày công”: Căn cứ vào bảng chấm công để đưa số liệu lên đây.
Trường hợp trong tháng có các ngày nghỉ lễ tết thì thực hiện theo quy định tại Điều 115 của Bộ Luật lao động 2012.
- Cột 11: “Tổng lương thực tế” = (Cột 9 “Tổng thu nhập”/số ngày công đi làm theo quy định)* Cột 10 “ngày công”.
- Cột 12: “Lương đóng BHXH” = Cột 4 “Lương cơ bản” + Cột 8 “Phụ cấp trách nhiệm”
- Cột 13, 14, 15, 16: “Khoản trích trừ lương NLĐ” = Cột 12 “Lương đóng BHXH” x Tỷ lệ trích theo lương.
- Cột 17, 18, 19, 20: “Giảm trừ gia cảnh”, “Giảm trừ khác”.
- Cột 21: “Thu nhập chịu thuế TNCN” = Cột 11 “Tổng lương thực tế” – Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN.
- Cột 22: “Thu nhập tính thuế TNCN” = Cột 21 “Thu nhập chịu thuế TNCN” – Các khoản giảm trừ (Cột 16 + Cột 17 + Cột 18 + Cột 19 + Cột 20).
- Cột 23: “Thuế TNCN”.
- Cột 24: “Tạm ứng”: Là số tiền lương người lao động đã ứng trước trong tháng.
- Cột 25: “Thực lĩnh” = Cột 11 “Tổng lương thực tế” – Cột 16 “Các khoản trích trừ vào lương ” – Cột 23 “Thuế TNCN” – Cột 24 “Tạm ứng”.
Phần mềm tự động hóa tính lương nhân viên – CoffeeHR
Những năm gần đây, xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc sử dụng phần mềm tính lương nhân viên dường như trở thành công cụ quen thuộc với nhiều doanh nghiệp nhằm đảm bảo công bằng, chính xác, tiết kiệm chi phí, nhân lực.
Trong đó, phần mềm tính lương CoffeeHR được nhiều doanh nghiệp lựa chọn bởi kinh nghiệm đúc kết qua 10 năm triển khai các dự án C&B phức tạp cho doanh nghiệp đầu ngành. Một số ưu điểm nổi bật của CoffeeHR là:
- Cho phép doanh nghiệp tự tùy chỉnh công thức lương theo thay đổi của tổ chức
- CoffeeHR là Phần mềm Tính lương On cloud đầu tiên giải quyết tối đa các bài toán lương phức tạp: lương KPI, lương 3P, lương kiêm nhiệm, lương tách dòng, lương thâm niên, đơn giá lương thay đổi,…
- Tự động tổng hợp dữ liệu công một cách chính xác, nhanh chóng như: ngày/giờ chấm công, nghỉ phép, đi muộn về sớm
- API mở hai chiều kết nối với nhiều hệ thống khác hỗ trợ tính lương như: CRM, ERP, thuế bảo hiểm xã hội online,…
- Hỗ trợ công tác tính thuế và bảo hiểm
- Phần mềm tính tiền lương CoffeeHR cho phép tạo báo cáo chuyên sâu từ dữ liệu hệ thống giúp nhà quản trị dễ dàng quản lý biến động lương của tổ chức và đưa ra những quyết định chính xác
- Xuất phiếu lương chi tiết tới nhân viên
Hiện nay, CoffeeHR là giải pháp Cloud xử lý được nhiều bài toán C&B phức tạp nhất trên thị trường. Để tìm hiểu nhiều hơn về phần mềm tính lương này, bạn có thể tham khảo bài viết ở đây.
TẠM KẾT
CoffeeHR hy vọng những thông tin trong bài viết này có thể hữu ích, giúp doanh nghiệp có thể lựa chọn, xây dựng cách tính lương phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài. Đồng thời, giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng và đạt được các mục tiêu mà họ đã đề ra.
LIÊN HỆ
CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để nhận tư vấn Phần mềm Tính Lương cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự