Trong những năm trở lại đây, từ khóa CEO là một trong những từ khóa thuộc Top tìm kiếm. Vậy CEO là gì? Để trở thành một CEO thành công thì cần rất nhiều tố chất khác nhau như thông minh, nhanh nhạy, quyết đoán và nhẫn nại. Bên cạnh đó, sự thành công của CEO được tính bằng cả một thời gian phấn đấu và học hỏi không ngừng nghỉ. Như vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu CEO là gì, những thông tin cần biết về CEO và cách họ xây dựng thương hiệu cá nhân.
CEO là gì?
CEO là viết tắt của từ gì? Thực tế là từ viết tắt của cụm từ Chief Executive Officer. Cụm từ có nghĩa là giám đốc điều hành, có vai trò giữ trách nhiệm thực hiện những chính sách của hội đồng quản trị. CEO là chức vụ điều hành cấp cao nhất trong một tập đoàn hoặc tổ chức nào đó.
Công việc của CEO là gì?
CEO (Giám đốc điều hành) có trách nhiệm quan trọng cho sự thành công chung của toàn bộ tổ chức. CEO là người có quyền quyết định cuối cùng để đưa ra quyết định cuối cùng cho một công ty. Trách nhiệm của CEO là gì? Là tạo lập, lập kế hoạch, thực hiện và tích hợp định hướng chiến lược của một tổ chức, nhằm mục đích đáp ứng các mục tiêu tài chính của họ. Điều này bao gồm trách nhiệm đối với tất cả các thành phần và bộ phận của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
CEO bảo rằng sự lãnh đạo của tổ chức duy trì nhận thức liên tục về cả thị trường cạnh tranh bên ngoài và bên trong. Đảm bảo cơ hội mở rộng, khách hàng, thị trường, phát triển và tiêu chuẩn ngành mới. CEO có thể đưa ra quyết định khó khăn dựa trên nhu cầu, giá trị và mục tiêu chung của công ty.
Tùy thuộc vào quy mô của mỗi tổ chức, CEO thường báo cáo cho Hội đồng quản trị. Trường hợp CEO cũng là người sáng lập công ty hoặc chủ sở hữu cổ đông hay chính là chủ sở hữu, Hội đồng quản trị phần lớn có vai trò tư vấn cho CEO.
» Đừng bỏ lỡ: CHRO là gì? 5 Kỹ năng giúp bạn trở thành một CHRO thành công
Vai trò của CEO trong doanh nghiệp
CEO là người đóng vai trò rất quan trọng trong một tập đoàn hay tổ chức. Bởi vậy, để hiểu thêm về chi tiết vai trò của CEO là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu theo những thông tin dưới đây.
- Là người chịu trách nhiệm vạch ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
- Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch và những hướng đi cụ thể cho công ty.
- Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện triển khai những kế hoạch kinh doanh cho tổ chức do hội đồng quản trị phê duyệt.
- Chịu trách nhiệm chính về lợi nhuận, sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cũng như hoạt động hiệu quả nhất.
- Góp ý những ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công ty.
- Hỗ trợ xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh, thương hiệu công ty.
- Xây dựng văn hóa cho công ty.
- Trách nhiệm thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư của công ty.
- Là người đại diện công ty đàm phán và ký kết hợp đồng với các đối tác thương mại.
- Phê duyệt các vấn đề liên quan đến chính sách tài chính, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí.
- Tổ chức, điều hành, đánh giá các hoạt động kinh doanh của tổ chức theo định kỳ.
- Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, phân phối và tiếp thị sản phẩm ra các kênh khác nhau trên thị trường.
- Hoàn thiện kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng cho nhân viên các cấp.
- Tổ chức cơ cấu, xây dựng bộ máy quản lý và vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
» Xem thêm: 13 Mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến mới nhất 2022 [Tải về]
5 Tố chất cần có của một CEO thành công
Các tố chất để trở thành một CEO là gì? Bài viết này sẽ chia sẻ các tố chất cần có để trở thành một CEO thành công, cụ thể sau đây.
Cân bằng giữa lý trí và cảm xúc
Đây là một tố chất quan trọng nhất của một CEO thành công. CEO khi cân bằng được điều này sẽ giúp tổ chức có thể phát triển mạnh mẽ. Trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, một người giám đốc điều hành cần phải có lý trí quyết đoán để ra các quyết định có lợi nhất cho tổ chức. Mặc dù, khi họ đưa ra quyết định sẽ tàn nhẫn đối với một số đối tượng chịu ảnh hưởng.
Để đưa ra các quyết định sáng suốt nhất, Giám đốc điều hành cần rèn luyện cảm xúc. Chỉ số EQ cao của một CEO cho thấy khả năng nhận thức điểm mạnh, điểm yếu và năng lực quản lý cảm xúc của họ trong mọi tình huống.
Có tầm nhìn chiến lược
Trong thời đại kinh doanh công nghệ 4.0 hiện nay, CEO cần nắm chắc trong tay khoa học quản trị con người. Đây là yếu tố nòng cốt của doanh nghiệp. Nếu như không thạo “thuật quản trị”, người điều hành tổ chức khó lòng có thể thâu tóm hoạt động của các phòng ban. Đặc biệt là việc kiểm soát hiệu suất vận hành tốt được.
Và bên cạnh đó, người quản lý giỏi không chỉ là người giỏi dùng các phần mềm quản lý, giỏi tính toán các con số. Thêm nữa, họ còn phải đi sâu đi sát vào quản lý con người, quản lý cảm xúc và khối óc của từng nhân viên.
» Tham khảo thêm: ASM là gì? Chức năng, Nhiệm vụ và Kỹ năng của vị trí ASM
Như vậy, CEO cần có tầm nhìn chiến lược dài hạn. Tầm nhìn đó cần thật sáng suốt. Đó chính là tố chất hàng đầu của người lãnh đạo, đặc biệt là CEO là gì.
Tư duy sáng tạo
CEO là một người cần phải có một tư duy sáng tạo cao, có ý tưởng tiên phong cho các dự án kinh doanh của công ty. Là một thuyền trưởng của doanh nghiệp, cần hiểu rõ trách nhiệm CEO là gì nếu không đổi mới các loại hình kinh doanh và các gói sản phẩm, thì thương hiệu của doanh nghiệp sẽ bị chìm lấp giữa một biển trời các thương hiệu đang tràn lan trên thị trường cạnh tranh hiện nay.
Một điều cần lưu ý rằng, bất cứ sự sáng tạo nào cũng đều nhằm mục đích nâng cao trải nghiệm của khách hàng. Dịch vụ cần coi khách hàng làm đối tượng trung tâm cho mọi chiến lược kinh doanh. Khi đó chiến lược kinh doanh mới đạt được thành công như mong đợi.
Người truyền cảm hứng
CEO là người truyền cảm hứng làm việc cho các nhân viên, bởi một trong những trách nhiệm chính của giám đốc điều hành là tìm kiếm những người đồng hành luôn tư duy tích cực vì sự phát triển của tổ chức. Như vậy, một CEO nên và cần là những con người cần mẫn nhen nhóm cảm hứng của nhân viên.
Bởi vậy, để kiến tạo nên một tập thể hùng mạnh, CEO cần liên tục cổ vũ và truyền cảm hứng cho từng cá nhân. Việc này được thực hiện bằng cách tổ chức buổi học nội quy cho các nhân viên. Đặc biệt, cần tiến hành khen thưởng đối với những nhân viên có thành tích xuất sắc. Và nên tổ chức các đợt đánh giá năng lực định kỳ hay phong trào thi đua trong tổ chức.
» Tham khảo thêm: CCO là gì? Những kỹ năng cần có của một CCO thành công
Bậc thầy trong giao tiếp, đàm phán, thuyết phục
CEO sẽ cần có cách để giao thoa thành công hoạt động giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Đồng thời, làm hài lòng đối tác, khách hàng thân thiết thì người giám đốc điều hành cần có biệt tài riêng. Họ cần ứng biến các tình huống khác nhau nhờ năng lực giao tiếp và thương thảo tuyệt vời.
Mọi quyết định của CEO có ảnh hưởng rất lớn. Bởi vậy nên mỗi quyết định bằng văn bản và bằng lời nói đều đã được cân nhắc và tính toán vô cùng chi tiết và tỉ mỉ rồi mới đưa ra quyết định cuối cùng. Một CEO cũng cần và nên có cách giao tiếp khéo léo, khi đó sẽ rất được lòng nhân viên. Đó là một lý do khiến họ cống hiến tận tâm cho tổ chức.
5 Kỹ năng cần thiết của một CEO
Biết cách từ chối
CEO là người tìm kiếm và nắm bắt những ý tưởng mới, táo bạo, đồng thời luôn tìm cách ở rộng thị trường cho doanh nghiệp vượt xa hơn. Tuy nhiên, hãy biết cách từ chối và lựa chọn cho doanh nghiệp mình cơ hội mang lại được lợi nhuận tối đa.
Việc từ chối không phải dễ dàng, nhưng nếu có thể gạt bỏ các yếu tố khác để lựa chọn phương án tối ưu cho doanh nghiệp thì kết quả là không ngờ tới. Doanh nghiệp có khả năng mở rộng quy mô cũng như tăng doanh thu, lợi nhuận nhiều hơn. Vì vậy, hãy tập trung nắm bắt cơ hội tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn
Biết cách kể câu chuyện về công ty của mình
Là một CEO, bạn hãy đi ra ngoài và tìm kiếm cơ hội cho chính công ty của mình. hãy chứng minh cho mọi người thấy năng lực, tiềm năng đang có của công ty. Tuy nhiên, để người khác hiểu được triển vọng phát triển của công ty không phải là một điều dễ dàng, vậy nên hãy luyện tập cách kể chuyện và biến nó trở thành một kỹ năng mà bạn thành thạo và kể câu chuyện về công ty của mình đến với mọi người. Từ đó CEO sẽ là công ty của bạn được chú ý từ các nhà đầu tư, các đối tác tin cậy.
Nắm rõ các vấn đề tài chính
Để hiểu rõ về vấn đề tài chính mà công ty đang gặp phải, trước hết CEO cần có kiến thức chuyên môn để có khả năng đọc hiểu các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Từ đó nắm bắt được các ưu, nhược điểm cũng như cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Đồng thời việc nắm bắt những khái niệm tài chính cơ bản sẽ giúp CEO hạn chế được những rủi ro có thế gặp phải sau này.
Tiếp nhận những lời phê bình
Là một CEO bạn không nên gạt bỏ đi những lời than phiền, làm mất đi cơ hội lột xác cho chính mình. Chỉ khi đứng lên được sau những lời phê bình bạn mới có thể chứng tỏ rõ cho người khác thấy được tài năng, khả năng thực sự của mình. Khi bạn giỏi hơn thì bạn sẽ trở thành tâm điểm, đối tượng bị phê bình bởi những người khác, hãy lắng nghe và tiếp thu nó một cách có chọn lọc và hợp lý, đựng để cá nhân bị tổn thương vì những điều này, coi đó là một cơ hội quý giá để học tập và biết cách làm người khác bất ngờ về sự thay đổi của bạn.. Tuy nhiên trong một số trường hợp, những lời phê bình là không đúng sự thật, đòi hỏi CEO luôn tỉnh táo và ứng xử sao cho phù hợp nhất.
Hiểu rõ mọi quy trình hoạt động
Trước khi là một CEO thì bạn là một nhân viên kỹ thuật bình thường, một nhà quản lý cấp thấp rồi dần dần đi lên. Vậy nên chắc chắn bạn phải hiểu rõ những kiến thức từ cơ bản nhất đến phức tạp nhất về chuyên môn, ngành nghề kinh doanh của công ty mình. Việc nắm rõ quy trình hoạt động, cách thức vận hành dây chuyền sản xuất sẽ mang lại cho bạn lợi ích không hề nhỏ, giúp bạn xác định khả năng, hiệu suất làm việc của công ty. Đặc biệt khi có những trường hợp bất ngờ xảy ra, bạn có thể đảm đương nhiều vai trò khác nhau để xử lý mọi rắc rối cho công ty.
Mức lương của CEO là bao nhiêu?
CEO cũng là một nhân viên của tổ chức. Họ cống hiến chất xám của mình vào kết quả chung của doanh nghiệp nên họ xứng đáng nhận mức lương thuộc mức “khủng”.
Lương của nghề CEO dao động từ 25 triệu đồng đến 135 triệu đồng. Và có thể tới hàng trăm triệu đồng (mức cao nhất) tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau.
Thời gian họ dành cho các đầu việc rất nhiều. Những sức ép mà CEO phải đối mặt gấp 5 – 7 lần một nhân viên bình thường. Bởi vậy so với một một nhân viên bình thường lương CEO nhận được gấp 20 – 30 lần.
Mức lương của CEO sẽ có mối tương quan mạnh mẽ với quy mô công ty, cả về doanh thu và số lượng nhân viên họ sở hữu. Công ty càng lớn và tổ chức càng phức tạp thì mức lương đãi ngộ dành cho CEO càng cao. Lương cơ bản và tiền thưởng cũng dao động đáng kể khi quy mô của công ty thay đổi.
Có đa dạng các loại hình công ty tư nhân khác nhau. Mức lương của CEO thuộc các loại hình khác nhau này cũng có nhiều điểm khác nhau.
Chẳng hạn, công ty vốn tư nhân: CEO có mức lương cao nhất, cao hơn khoảng 1,87 lần so với CEO thuộc doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy chúng ta đã hiểu mức lương CEO là gì.
» Đừng bỏ lỡ: CMO là gì? Vai trò của CMO trong doanh nghiệp – CoffeeHR
Xem thêm 15 Kĩ năng bậc thầy của CEO để thành công
Học ngành gì để trở thành CEO?
Khi được hỏi ngành để trở thành CEO là gì chắc hẳn rằng mọi người sẽ nói là quản trị kinh doanh. Vậy tại sao là ngành này mà không phải là ngành khác? Đây có phải là ngành học duy nhất có thể giúp bạn trở thành Giám đốc điều hành hay không?
Khẳng định rằng quản trị kinh doanh không phải là ngành duy nhất giúp bạn trở thành một CEO. Bởi vì điều khiến nhà tuyển dụng quan tâm nhất ở ứng viên là kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Việc bạn tốt nghiệp ngành nào không phải là yếu tố chủ chốt quyết định việc bạn có thể trở thành nhà điều hành cấp cao CEO hay không.
Khi theo học ngành quản trị kinh doanh bạn sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội để trở thành một giám đốc điều hành CEO chuyên nghiệp. Bạn sẽ hiểu được ý nghĩa và vai trò quan trọng của quản trị kinh doanh đối với các mục tiêu lợi nhuận và phát triển của doanh nghiệp.
» Xem thêm: CFO là gì? Vai trò và chi tiết công việc của CFO – Coffee HR
Bên cạnh những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về kinh tế, xã hội, bạn còn được học những kiến thức chuyên sâu về nguyên lý, triết lý kinh doanh. Cũng như những nguyên tắc hoạt động vận hành và cách tổ chức bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp. Hơn nữa, bạn còn được học cách lập kế hoạch, xây dựng chiến lược kinh doanh và tìm ra những giải pháp cụ thể để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển và vận hành hiệu quả hơn.
Việc theo học ngành quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn biết cách tự học hỏi và cập nhật thêm những kiến thức mới và xu hướng kinh doanh trên thị trường. Từ đó bạn có thể nâng cao kiến thức chuyên môn và những kỹ năng của bản thân như tư duy, phân tích và phán đoán để có thể trở thành một CEO tốt nhất.
Bạn học quản trị kinh doanh còn giúp bạn biết cách định vị bản thân sao cho đúng đắn. Đánh giá được thế mạnh cũng như điểm yếu của bản thân chính là nền tảng quan trọng mà bất cứ giám đốc điều hành CEO nào cũng phải có.
Top 10 CEO hàng đầu thế giới
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì cần trung bình 24 năm để một người có thể trở thành một CEO thực sự. Kết quả này chỉ được tính dựa trên sự tự nỗ lực của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu Top 10 CEO hàng đầu thế giới hiện nay.
Bill Gates – CEO Microsoft
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của ông là 105,3 tỷ đô la Mỹ
Câu nói hay của Bill Gates: “Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.”
Mark Zuckerberg – CEO Facebook
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của anh là 73,2 tỷ đô la Mỹ
Câu nói hay của Mark Zuckerberg: “Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm.”
Jack Ma – CEO Alibaba
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của ông là 22,8 tỷ đô la Mỹ
Câu nói hay của Jack Ma: “Họ gọi tôi là Jack điên. Tôi nghĩ điên rồ là một điều tốt. Bởi chúng tôi điên chứ chúng tôi không ngốc.”
Elon Musk – CEO Tesla, SpaceX và Neuralink
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của ông là 22,8 tỷ đô la Mỹ
Câu nói hay của Elon Musk: “Nếu bạn thức dậy vào mỗi sáng và nghĩ rằng ngày mai sẽ là một ngày tươi sáng hơn, thì ngày hôm đó sẽ là một ngày tốt lành với bạn.”
Sundar Pichai – CEO Google
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của ông là gần 1 tỷ đô la Mỹ
Câu nói hay của Sundar Pichai: “Người ta hạnh phúc không phải vì mọi thứ trong đời đều ổn, người ta hạnh phúc bởi vì thái độ của mình đối với mọi thứ trong đời mình là đúng.”
Tim Cook – CEO Apple
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của ông là 1,5 tỷ USD
Câu nói hay của Tim Cook: “Tôi ngưỡng mộ Steve Jobs không phải vì những thứ ông đã nói hoặc đã làm được, mà bởi vì suy nghĩ của ông về cuộc sống và công việc. Bài học lớn nhất tôi học được từ Steve Jobs là cuộc sống như một cuộc hành trình, mà ngày nào cũng là ngày cuối cùng, và tôi đã thấy ông ấy sống như thế, như ngày cuối cùng của cuộc đời, mỗi ngày.”
Jeff Beros – CEO Amazon
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của ông là 114 tỷ đô la Mỹ
Câu nói hay của Jeff Bezos: “Nếu bạn xây dựng được trải nghiệm tốt thì khách hàng sẽ kể cho nhau nghe về điều đó. Tin truyền miệng là thứ lan tỏa rất nhanh.”
Robert Iger – CEO Walt Disney
Tính tới năm 2020 tổng tài sản của ông là 690 triệu đô la Mỹ (2020)
Câu nói hay của Robert Iger: “Trái tim và tâm hồn của công ty chính là sự sáng tạo và đổi mới.”
Aliko Dangote – CEO Tập đoàn Dangote
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của ông là 10,6 tỷ đô la Mỹ
Câu nói hay của Aliko Dangote: “Cố gắng hết sức để làm việc hết sức có thể để đạt được mục tiêu mới với mỗi ngày trôi qua. Đừng đi ngủ cho đến khi bạn đạt được điều gì đó hữu ích.”
Michael Dell – CEO Dell
Tính tới năm 2019 tổng tài sản của ông là 22,7 tỷ đô la Mỹ
Câu nói hay của Michael Dell: “Bạn không cần phải trở thành thiên tài hay người có tầm nhìn hoặc tốt nghiệp đại học thì mới được coi là thành công. Bạn chỉ cần có một nền tảng và có ước mơ.”
Tạm kết
Hy vọng rằng qua bài chia sẻ chi tiết trên đây có thể giúp bạn hiểu được rõ ràng CEO là gì. Bên cạnh đó, bạn cũng hiểu được vai trò và tố chất lãnh đạo của một CEO thực thụ để có thể phấn đấu trở thành phiên bản tốt nhất trong tương lai.
Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự