Vai trò của CFO và làm thế nào để trở thành một CFO?

Vai trò của CFO và làm thế nào để trở thành một CFO?

cfo là gì
Cỡ chữ

Bạn biết CFO là gì? Mức độ quyền lực của CFO và lời nói của CFO có thực sự quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp? Cùng CoffeeHR tìm hiểu tất tần tật về CFO trong bài viết này nhé.

CFO là gì?

CFO là viết tắt của từ Chief Finance Officer, được dịch là “Giám đốc tài chính”. CFO là một vị trí công việc liên quan đến tài chính. Như thế, giám đốc tài chính là một chức danh vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và công tác tài chính của doanh nghiệp đó.

Định nghĩa CFO
Định nghĩa CFO

» Đừng bỏ lỡ: CHRO là gì? 5 Kỹ năng giúp bạn trở thành một CHRO thành công

Vai trò của CFO trong doanh nghiệp

Đối với những nước phát triển, Giám đốc tài chính là vị trí quan trọng trong doanh nghiệp. Họ phải vận dụng tối đa các công cụ tài chính với mục đích sử dụng hiệu quả dòng vốn trong doanh nghiệp. Như vậy, những vị CFO sẽ phải tập trung rất nhiều vào vai trò và trách nhiệm của mình. Cụ thể, CFO – Giám đốc tài chính sẽ phải là:

Vai trò của CFO trong doanh nghiệp hiện nay
Vai trò của CFO trong doanh nghiệp hiện nay

CFO – Nhà ngoại giao

CFO là gì mà đóng vai trò làm cầu nối giữa doanh nghiệp và đối tác? Giám đốc tài chính có thể mang về nhiều bản hợp đồng có giá trị cho doanh nghiệp. Bởi bằng chính kinh nghiệp và góc nhìn rộng về tài chính của doanh nghiệp cùng những kiến thức liên quan đến các con số mà có thể tìm được tiếng nói chung trong đàm phán với đối tác.

CFO – Nhà hoạch định chiến lược

Khi nhắc đến Giám đốc tài chính, người ta sẽ nghĩ ngay tới những con số, những báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp có tầm nhìn rõ ràng về tình hình hiện tại và cho bước đi sau này. Vì thế, nếu không có CFO thì doanh nghiệp khó mà kiểm soát được dòng tiền hay CEO sẽ khó vận hành tốt khi không có người tư vấn các kế hoạch tài chính một cách rõ ràng.

» Tham khảo thêm:ASM là gì? Chức năng, Nhiệm vụ và Kỹ năng của vị trí ASM

CFO là những người hoạch định chiến lược
CFO là những người hoạch định chiến lược

Như vậy, trách nhiệm quan trọng của CFO là gì? Họ có trách nhiệm đưa ra phương hướng sử dụng nguồn tiền cho tổ chức trong lâu dài, đề ra chiến thuật đầu tư sinh lãi cho doanh nghiệp.

CFO – Nhà quản trị

Tùy thuộc vào các cơ cấu, quy mô hay hoạt động của doanh nghiệp mà CFO có những mô hình tài chính phù hợp khác nhau nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Chính những thống kê về đầu ra và đầu vào của mỗi hoạt động tài chính mà Giám đốc tài chính có thể hạn chế rủi ro và sử dụng quỹ ngân sách thông minh hơn cho doanh nghiệp.

CFO – Người trưởng nhóm

Vai trò của CFO là người đưa ra tầm nhìn và mục tiêu tương lai cho cấp dưới như một người lãnh đạo nhóm. Việc này nhằm mục đích đưa ra chiến lược để cải thiện hiệu suất và kết quả kinh doanh cũng như các kế hoạch tài chính đột phá nhằm tăng lợi nhuận và doanh thu cho công ty.

Ngoài ra, vai trò của CFO là điều hành nhiều nhóm các cá nhân tài năng để đạt được các mục tiêu lớn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, CFO là vị trí đắc lực bên cạnh CEO để giúp hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn trong bộ máy doanh nghiệp.

Công việc của CFO là gì?

Như đã chỉ rõ khái niệm CFO là gì. Vì vậy, vị trí Giám đốc tài chính có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp định hướng và sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả. Trong đó, bao gồm các công việc chính như:

Các công việc của CFO trong doanh nghiệp
Các công việc của CFO trong doanh nghiệp
  • Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính của doanh nghiệp
  • Tư vấn kế hoạch tài chính
  • Phân tích các báo cáo tài chính
  • Thanh khoản
  • Tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Phối hợp với các phòng ban khác
  • Phối hợp với Giám đốc Nhân sự (CHRO)
  • Thực hiện các hoạt động đối ngoại
  • Hỗ trợ hoạt động kiểm toán
  • Quản lý công nợ

» Đừng bỏ lỡ: CMO là gì? Vai trò của CMO trong doanh nghiệp – CoffeeHR

Xem thêm: CFO là gì? Công việc và vai trò của CFO đối với doanh nghiệp

Theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn là vấn đề được quan tâm sát sao. Tất cả các hoạt động liên quan đến tài chính như quản lý dòng tiền thu – chi sẽ là điều kiện giúp CFO dễ dàng đưa ra kế hoạch kinh doanh hiệu quả.

CFO theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
CFO theo dõi và đánh giá các hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tư vấn kế hoạch tài chính

Từ việc nhận diện được các yếu điểm trong kế hoạch tài chính trước và hiện tại, CFO sẽ tư vấn cho Ban giám đốc về những kế hoạch sử dụng nguồn tiền hiệu quả trong những hoạt động đầu tư hoặc huy động vốn để giúp doanh nghiệp xử lý vấn đề khủng hoảng tài chính.

Phân tích các báo cáo tài chính

Vai trò cơ bản của Giám đốc tài chính – CFO là gì? Họ có vai trò tối ưu hóa khả năng tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, công việc lập và phân tích báo cáo tài chính sẽ chiếm phần lớn thời gian của CFO. Tất cả thành tựu hay điểm chưa tốt cùng với tư duy của một nhà hoạch định chiến lược đều thể hiện rõ trên báo cáo tài chính.

Thanh khoản

CFO cần đảm bảo rằng doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

Tối ưu lợi nhuận cho doanh nghiệp

Tất cả các kế hoạch kinh doanh đều vì mục đích chung gia tăng chỉ số ROI. Giá trị của ROI càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn, vì lúc này lợi nhuận thu về cao hơn chi phí đầu tư.

» Tham khảo thêm:CCO là gì? Những kỹ năng cần có của một CCO thành công

Giá trị của ROI
Giá trị của ROI càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn

Ngoài ra, CFO còn giúp doanh nghiệp tính toán và phân biệt giữa doanh thu và lợi nhuận. Nếu doanh thu cao nhưng chưa đảm bảo sinh lợi nhuận thì CFO phải xem xét lại kế hoạch tài chính của mình và kế hoạch kinh doanh bên Marketing.

» Xem thêm:13 Mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến mới nhất 2022 [Tải về]

Phối hợp với các phòng ban khác

Phối hợp với Giám đốc Marketing, Giám đốc Truyền thông và Giám đốc Đối ngoại thực hiện kế hoạch quảng cáo sản phẩm sao cho cân đối với ngân sách.

Truyền thông là yếu tố cần thiết của mọi doanh nghiệp. Và cũng như các khoản chi phí khác cần chi trả, hoạt động truyền truyền thông cũng cần có những hoạch định trước chi phí cho kế hoạch truyền thông và quảng cáo hình ảnh cho doanh nghiệp cùng thương hiệu sản phẩm và cân đối ngân sách.

Phối hợp với Giám đốc Nhân sự (CHRO)

Sự hợp tác giữa Giám đốc tài chính (CFO) và Giám đốc Nhân sự (CHRO) nhằm mục đích hạn chế các thất thoát các chi phí từ khâu tuyển dụng.

CFO phối hợp với Giám đốc nhân sự
CFO phối hợp với Giám đốc nhân sự (CHRO)

Cụ thể, trong tuyển dụng, ứng viên có thể “bùng”, trượt hay bị sa thải khi không phù hợp với văn hóa công ty. Như vậy, hoạt động tuyển dụng nhận sự không tránh khỏi việc mang lại rủi ro tổn hại tài chính cho doanh nghiệp.

Thực hiện các hoạt động đối ngoại

Các giám đốc tài chính cần đẩy mạnh hoạt động tài chính, đặc biệt khi cần đảm bảo các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Đối với ngân hàng CFO là gì? Giám đốc tài chính vừa là bạn vừa là đối tác với các ngân hàng hay cũng như các nhà đầu tư. Họ giúp doanh nghiệp giữ các mối quan hệ tài chính để từ đó bệ phóng vững chắc cho công ty đi lên.

Hỗ trợ hoạt động kiểm toán

Nhằm chứng minh các hoạt động tài chính diễn ra minh bạch thì CFO cần hỗ trợ hoạt động kiểm toán. Họ có trách nhiệm giải trình tính trung thực của báo cáo tài chính. Từ đó, giám đốc tài chính sẽ tiếp nhận các tư vấn của kiểm toán viên về lỗ hổng trong hoạt động kinh doanh.

Quản lý công nợ

CFO là người chịu trách nhiệm về các hợp đồng pháp lý, các khoản nợ và các nghĩa vụ theo Luật định, thuế,…

Mức lương của CFO có cao không?

Với nhiều đòi hỏi cao mà người giữ vị trí CFO cần có, mức lương tối thiểu tại công ty nhỏ đã là 15 triệu/tháng. Thường thấy, mức lương trung bình của Giám đốc tài chính tại Việt Nam rơi vào khoảng 40-50 triệu/tháng. Hay cũng có những nơi, mức lương này có thể tăng lên vài trăm hoặc thậm chí là tiền tỷ mỗi tháng tùy vào năng lực.

Mức lương của CFO dao động tùy thuộc vào năng lực
Mức lương của CFO dao động tùy thuộc vào năng lực

Các yếu tố cần có để trở thành CFO chuyên nghiệp? 

Khi đã hiểu được vị trí CFO là gì? Hay quyền lực của họ trong doanh nghiệp thì chắc hẳn nhiều người đã có mong muốn trở thành những vị Giám đốc tài chính quyền cao đó. Hãy tìm hiểu ngay phần nội dung dưới đây để hiểu việc trở thành Giám đốc tài chính cần có những tiêu chí gì.

Kiến thức

Những vị Giám đốc tài chính (CFO) có trách nhiệm đưa ra các quyết định tài chính. Như vậy, họ cần có kiến thức chuyên môn về tài chính, kế toán, tín dụng, pháp luận tài chính,… và nhiều kỹ năng khác.

yếu tố trở thành một cfo tài giỏi
Kiến thức là yếu tố quan trọng để trở thành một CFO tài giỏi

Với những kiến thức cần thiết kể trên, việc đầu tiên là có bẳng của nhân về tài chính hoặc kế toán và có thể học cao hơn. Bên cạnh đó, một số chứng chỉ khác cũng nên cân nhắc như ACCA, CPA, CFA.

Những kiến thức và kỹ năng học tại trường đại học cũng là cần thiết để bạn trở thành một Giám đốc Tài chính. Quá trình học tập này sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tư duy, nhìn nhận, đánh giá, xử lý vấn đề tốt hơn. Đây có thể được coi là những bước đầu tiên trên con đường trở thành CFO của bạn.

Kinh nghiệm

Chắc chắn một điều là không ai có thể ngay lập tức đứng vào vị trí Giám đốc tài chính. Tất cả họ đều phải trải qua theo trình tự làm việc và tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm. Yếu tố kinh nghiệm làm việc mà một vị CFO có được sẽ đánh giá năng lực của họ, và là thứ giúp các nhà tuyển dụng nhìn thấy được tiềm năng của một ứng viên phù hợp.

» Xem thêm: CEO là gì? 5 Tố chất để trở thành một CEO thành công

Vị trí CFO đòi hỏi cao về kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính.
Vị trí CFO đòi hỏi cao về kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính.

Cũng như đa số các ngành nghề khác, CFO đòi hỏi các ứng viên phải đi từ vị trí thấp, rồi tiến tới vị trí cao hơn. Vị trí ban đầu của một người mới vào nghề thông thường là chuyên viên phân tích tài chính. Nếu làm tốt, một thời gian sau sẽ được nâng cấp thành chuyên viên phân tích tài chính cấp cao hoặc có thể là chuyên viên hoạch định tài chính. Tiếp theo đó, nếu tốt hơn nữa thì sẽ ở vị trí Trưởng phòng phân tích tài chính, Giám đốc kế hoạch tài chính và bước cuối là Giám đốc tài chính – đỉnh cao trong nghề tài chính.

Tuy nhiên, một CFO tương lai cũng có thể xuất phát từ nhân viên kế toán. Sau một vài năm tích lũy kinh nghiệm cùng những kiến thức nâng cao, kỹ năng phân tích và quản lý tài chính, vị trí được đề bạt tiếp theo sẽ là kế toán trưởng và sau đó là Giám đốc tài chính.

Kỹ năng

Ngoài những kiến thức chuyên môn thì CFO cần có những kỹ năng mềm như khả năng hoạch định tài chính và phân tích thị trường; khả năng lãnh đạo, giám sát công việc thực hiện chiến lược nguồn tài chính; khả năng quản lý ngân sách đầu tư và các chi phí công ty; khả năng phân bổ nguồn tài chính hiệu quả và biết cách làm việc với bộ phận có liên quan.

CFO cần có những kỹ năng mềm để đảm bảo công việc được hoàn thành hiệu quả
CFO cần có những kỹ năng mềm để đảm bảo công việc được hoàn thành hiệu quả

Các kỹ năng cần thiết của một CFO là gì? Giám đốc tài chính (CFO) xoanh quanh 4 công việc thường thấy của người làm tài chính bao gồm: 

Kỹ năng phân tích tài chính

Kỹ năng quan trọng nhất của giám đốc tài chính, giúp giám đốc tài chính CFO có thể nắm được tình trạng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể. Và có thể nhanh chóng tìm ra lỗ hổng trong tài chính để kịp thời ứng phó.

Kỹ năng phân tích tài chính là kỹ năng quan trọng nhất của giám đốc tài chính, giúp giám đốc tài chính CFO có thể nắm được tình trạng sức khỏe tài chính của doanh nghiệp một cách tổng thể. Và có thể nhanh chóng tìm ra lỗ hổng trong tài chính để kịp thời ứng phó.

Kỹ năng lập kế hoạch tài chính

Kỹ năng lập kế hoạch tài chính giúp giám đốc tài chính phác họa được bản kế hoạch sử dụng tiền cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng lập kế hoạch tài chính giúp giám đốc tài chính phác họa được bản kế hoạch sử dụng tiền cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Kỹ năng quản trị dòng tiền

Kỹ năng quản trị dòng tiến của CFO
Kỹ năng quản trị dòng tiền của CFO

Với kỹ năng quản trị dòng tiền, giám đốc tài chính CFO có thể điều chuyển dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp một cách hài hòa. Tránh tình trạng thiếu khả năng chi trả, gây phá sản doanh nghiệp.

Kỹ năng quản trị dòng tiền giúp giám đốc tài chính CFO có thể điều chuyển dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp một cách hài hòa. Tránh tình trạng thiếu khả năng chi trả, gây phá sản doanh nghiệp.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Hầu hết mọi công việc đều nảy sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt trong ngành tài chính liên quan đến số liệu và dòng tiền, các CFO phải có kỹ năng phân tích, trực giác và giải quyết vấn đề tốt thì mới đem lại kết quả tốt nhất và lợi nhuận cao cho công ty.

Hầu hết mọi công việc đều nảy sinh rất nhiều vấn đề, đặc biệt trong ngành tài chính. Vì thế các CFO phải có kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề thì mới đem lại kết quả tốt nhất và lợi nhuận cao cho công ty.

Các kỹ năng khác

Ngoài các kỹ năng về nghiệp vụ, các CFO còn có cần các kỹ năng liên quan đến việc trao đổi với nhân viên:

Ngoài các kỹ năng về nghiệp vụ, các CFO còn cần phải đảm bảo tối ưu các kỹ năng liên quan đến việc quản lý và trao đổi với nhân viên: 

  • Kỹ năng thuyết phục: với vai trò là một nhà ngoại giao, CFO cần có kỹ năng đàm phán tốt, có khả năng trình bài hoạch định các chiến lược, đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc, và có sức thuyết phục đối tác cao.
  • Kỹ năng thuyết phục: với vai trò là một nhà ngoại giao, CFO cần có kỹ năng đàm phán tốt, có khả năng trình bài hoạch định các chiến lược, đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc, và có sức thuyết phục đối tác cao.
  • Kỹ năng xây dựng tương lai: CFO phải có tầm nhìn xa trông rộng vận dụng các nhân tố,con số , cơ hội và cả rủi ro tiềm ẩn, không vì những cái lợi ích nhỏ trước mắt mà bị cám dỗ.
  • Kỹ năng hoạch định, xây dựng tương lai: CFO phải có tầm nhìn xa trông rộng vận dụng các nhân tố, con số, cơ hội và cả rủi ro tiềm ẩn, không vì những cái lợi ích nhỏ trước mắt mà bị cám dỗ.
  • Kỹ năng nhẫn nại: mục tiêu vì tương lai của công ty là mục tiêu dài hạn, vì vậy các CFO phải nhẫn nại, học cách kiên nhẫn, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia và làm việc một các nghiêm túc.
  • Kỹ năng nhẫn nại: mục tiêu vì tương lai của công ty là mục tiêu dài hạn, vì vậy các CFO phải nhẫn nại, học cách kiên nhẫn, học hỏi kinh nghiệm từ các chuyên gia và làm việc một các nghiêm túc.
  • Kỹ năng quan sát: người có kỹ năng quan sát thường sẽ thành công trên thương trường. Với một cái đầu nhạy bén, quan sát nắm bắt sự việc trên nhiều mặt sẽ giúp CFO nắm bắt được bản chất vấn đề, chứ không chỉ là bề nổi của sự việc
  • Kỹ năng quan sát: người có kỹ năng quan sát thường sẽ thành công trên thương trường. Với một cái đầu nhạy bén, quan sát nắm bắt sự việc trên nhiều mặt sẽ giúp CFO nắm bắt được bản chất vấn đề, chứ không chỉ là bề nổi của sự việc.
  • Kỹ năng ứng biến: Kỹ năng này là sự kết hợp của việc quan sát tốt và xử lí vấn đề nhanh nhạy, để ứng phó với những thay đổi bất chợt. Các CFO phải bình tĩnh đối mặt và tìm cách giải quyết đối với những tình huống chưa hề dự liệu trước hay chưa được nghĩ tới do nền kinh tế gây ra.
  • Kỹ năng ứng biến: Kỹ năng này là sự kết hợp của việc quan sát tốt và xử lý vấn đề nhanh nhạy, để ứng phó với những thay đổi bất chợt. Các CFO phải bình tĩnh đối mặt và tìm cách giải quyết đối với những tình huống chưa hề dự liệu trước hay chưa được nghĩ tới do nền kinh tế gây ra.
  • Kỹ năng tập trung: làm bất kỳ công việc gì bạn đều cần sự tập trung, tuy nhiên với CFO càng cần rèn luyện một tư duy, một kỹ năng cho sự tập trung để làm việc có hiệu quả nhất, tránh việc đánh đồng mù quáng.
  • Kỹ năng tập trung: làm bất kỳ công việc gì bạn đều cần sự tập trung, tuy nhiên với CFO càng cần rèn luyện một tư duy, một kỹ năng cho sự tập trung để làm việc có hiệu quả nhất, tránh việc đánh đồng mù quáng.

Lộ trình thăng tiến của CFO

Con đường trở thành CFO của nhân viên tài chính:

  • Bắt đầu từ vị trí Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)
  • Thăng tiến lên Chuyên viên phân tích tài chính cấp cao (Senior Financial Analyst); Chuyên viên hoạch định tài chính (Financial Controller)
  • Lên chức Trưởng phòng phân tích tài chính (Financial Analysis Manager)
  • Lên cao nữa sẽ trở thành Giám đốc kế hoạch tài chính (Financial Planning Associate Director)
Lộ trình thăng tiến của CFO
Lộ trình thăng tiến của CFO

Ngoài ra, với hướng đi từ kế toán viên, họ cần vài năm kinh nghiệm làm việc và tích lũy kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính, quản trị dòng tiền, quản trị tài chính dự án và lập kế hoạch tài chính. Khi đã đủ năng lực, vị trí tiếp theo sẽ là kế toán trưởng và sau đó sẽ từng bước tiến đến vị trí Giám đốc tài chính.

Như vậy, công việc của CFO gắn liền với các quyết định tài chính. Giám đốc Tài chính cần một nền tảng kiến thức chuyên sâu về Kế Toán, Tài chính Quốc tế, Tín dụng, Pháp luật về tài chính, và những kiến thức về môi trường kinh doanh. Vì những kiến thức và kỹ năng CFO cần có rất đặc thù, nên khi muốn trở thành CFO thì nên đi theo hướng đào tạo bài bản hơn là tự học.

CFO cần có các văn bằng, chứng chỉ liên quan
CFO cần có các văn bằng, chứng chỉ liên quan
  • Đầu tiên, cần lấy bằng Cử nhân hay Thạc sĩ về Kế toán hoặc Tài chính để có kiến thức cơ bản vững chắc.
  • Sau đó, hãy theo học các khóa đào tạo cao cấp như Certified Public Accountant (CPA), ACCA (Association of Chartered Certified Accountants), Chartered Financial Analyst (CFA) để lấy chứng chỉ nghề nghiệp có giá trị quốc tế.

Đặc biệt, nếu muốn hệ thống lại kiến thức cũng như nắm vững vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của CFO, việc tham gia các khóa học CFO ở trung tâm đào tạo cũng là điều nên làm.

Sự khác nhau giữa CFO và CEO, kế toán trưởng

Để hiểu rõ hơn về CFO, sau đây là các thông tin và bảng so sánh giữa các nghành nghề với nhau giữa CFO với CEO và kế toán trưởng trong doanh nghiệp.

So sánh giữa CFO và CEO

Sự khác biệt giữa CFO và CEO
Sự khác biệt giữa CFO và CEO
Hạng mục CFO CEO
Trách nhiệm về tổng thể Giám đốc tài chính chịu trách nhiệm về khía cạnh tài chính của doanh nghiệp. Là người quản lý tổng thể mọi hoạt động của doanh nghiệp, trong đó quản lý là Giám đốc tài chính.
Đầu mối xây dựng liên lạc CFO là đầu mối xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư, ngân hàng, bên cho vay, cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức tài chính. Người đại diện cho doanh nghiệp theo pháp luật. Họ có quyền thay mặt hội đồng quản trị gặp gỡ các nhà lãnh đạo khác, báo chí và sự phát triển ở nơi công cộng.
Trách nhiệm đối với các chiến lược Giám đốc tài chính cung cấp hỗ trợ tài chính cho các chiến lược, đảm bảo rằng các quỹ đủ để chi trả cho các hoạt động được triển khai. CEO là người chịu trách nhiệm chung về các chiến lược của doanh nghiệp.
Phân tích kiểm soát tài chính Thực hiện phân tích tài chính các thuộc tính định lượng và định tính. Họ nhìn vào các khía cạnh để kiểm soát chi phí hoạt động tốt nhất. Đồng thời, họ sẽ phân tích vốn đầu tư trong tương lai theo xu hướng thị trường. Sử dụng kết quả phân tích tài chính do Giám đốc tài chính cung cấp để đưa ra các quyết định trong việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh và đầu tư cho doanh nghiệp.
Báo cáo các công việc Giám đốc tài chính sẽ báo cáo các công việc đến cho Giám đốc điều hành. Giám đốc điều hành báo cáo công việc với Hội đồng quản trị.
Phát triển cho nguồn nhân lực Người Chịu trách nhiệm cho việc tìm kiếm nhân sự ở trong phần lĩnh vực tài chính kế toán. Tìm kiếm và đào tạo nguồn nhân lực cấp quản lý kế thừa doanh nghiệp.

So sánh giữa CFO và kế toán trưởng

CFO Kế toán trưởng
Nơi làm việc Là doanh nghiệp lớn, thường là tập đoàn đa quốc gia. Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công việc Người thực hiện chiến lược tài chính cụ thể cho CEO.
Giám đốc tài chính sử dụng số liệu do kế toán trưởng cung cấp để phân tích và đưa ra chiến lược cụ thể.
Đa phần thống kê dữ liệu và báo cáo hoạt động tình hình tài chính công ty trên giấy.
Kế toán trưởng hỗ trợ Giám đốc tài chính trong việc thu thập số liệu tài chính từ các bộ phận,…
Thu nhập Thu nhập dao động ở mức từ 30 – 50 triệu đồng/tháng. Thu nhập từ 15 đến 30 triệu đồng.

Một số CFO nổi tiếng trong giới hiện nay

Lê Thanh Liêm – Gắn bó 1/4 cuộc đời với Vinamilk

Trong 28 năm gắn bó với Vinamilk. Ông đã đồng hành cùng Vinamilk vượt qua sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty sữa Việt Nam và nước ngoài.

Lê Thanh Liêm - CFO tại Vinamilk
Lê Thanh Liêm – CFO tại Vinamilk

Gia nhập Vinamilk năm 1994 với vị trí kế toán, với những nỗ lực của mình, ông được bổ nhiệm chức vụ phó phòng kế toán năm 2003. Đến năm 2005, ông giữ chức vụ kế toán trưởng. Từ ngày 24/12/2015 đến nay, tròn 7 năm ông điều hành tại Vinamilk với vị trí Giám đốc tài chính. Nỗ lực phi thường, bền bỉ và năng lực vượt trội đã giúp ông Lê Thanh Liêm trở thành một trong những gương mặt CFO nổi tiếng nhất Việt Nam hiện nay. Hành trình 1/4 cuộc đời gắn bó với Vinamilk của ông Lê Thanh Liêm quả thực đáng khâm phục.

Dương Thị Mai Hoa – Cựu CFO kiêm CEO Vingroup

Bà Dương Thị Mai Hoa sinh năm 1969, tốt nghiệp Khoa Kinh tế hóa học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội và có bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh của trường Đại học tại Bỉ liên kết với trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội .

Dương Thị Mai Hoa – Cựu CFO tại tập đoàn Vingroup
Dương Thị Mai Hoa – Cựu CFO tại tập đoàn Vingroup

Nữ doanh nhân này nắm giữ kỷ lục 7 lần “nhảy việc” nhưng cả 7 lần đều bị “soán ngôi” ở các vị trí cốt lõi tại doanh nghiệp tỷ đô thuộc lĩnh vực Tài chính Ngân hàng – Hàng không – Bất động sản.

  • 2013: Tổng Giám đốc Khối Ngân hàng Doanh nghiệp TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)
  • Từ 2014 – 2018: Bà Hoa “đầu quân” cho tỷ phú Phạm Nhật Vượng với vai trò Tổng giám đốc kiêm Giám đốc tài chính (CFO) Vingroup.
  • Tháng 5/2018: Bà Hoa được bổ nhiệm làm TGĐ Ngân hàng TMCP An Bình
    Từ tháng 10/2018 đến nay: Bà Hoa giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng Giám đốc Hãng hàng không Bamboo Airways, Tập đoàn FLC.

Bảng mô tả công việc CFO chi tiết

Nội dung trên đã chỉ ra khái niệm “CFO là gì?” hay những vai trò, công việc mà vị trí CFO cần làm. Chính vì vậy, vai trò của Giám đốc tài chính là điều không thể thiếu cho phép hoạt động của doanh nghiệp thuận lợi đi lên.

Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHRCà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR