Dân số của Gen Z đang gia tăng và sẽ nhanh chóng trở thành một trong những nhóm lao động đông đảo nhất tại môi trường công việc. Điều này mang lại ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tại sao Nhóm Lao động Gen Z lại quan trọng như vậy?
Gen Z, hay những người sinh từ 1996 đến 2010, sắp bước qua cửa tuổi 27 vào năm 2023, và đây là nhóm đông đảo nhất, chiếm gần 1/3 (32%) dân số toàn cầu. Tương tự như mọi thế hệ khác, Gen Z mang theo những trải nghiệm và nhận thức đặc biệt về thế giới. Dưới đây là một số đặc điểm quan trọng làm nổi bật sự khác biệt của Gen Z so với các thế hệ trước:
Là “Cư dân Kỹ thuật số”
Một điểm đặc sắc của Thế hệ Z là mối liên kết mạnh mẽ với công nghệ. Sinh ra trong một thế giới có internet, thiết bị di động, màn hình cảm ứng và mạng xã hội, họ là thế hệ đầu tiên được coi là “cư dân kỹ thuật số”. Sự hiểu biết sâu rộng về công nghệ này mang lại cả những điểm tích cực và tiêu cực.
Về mặt tích cực, việc lớn lên với lượng thông tin vô hạn trong tầm tay và sự dễ dàng để truy cập mọi thông tin đã khiến Gen Z trở nên chủ động hơn trong học tập cũng như nghiên cứu độc lập. Song, việc này cũng khiến họ dễ dàng cảm thấy buồn chán và bực bội trước những nhiệm vụ trùng lặp.
Tiêu Chuẩn Đa Dạng Cao
Gen Z không chỉ đông đảo mà còn đa dạng, với 48% xác nhận mình là đa dạng về mặt chủng tộc hoặc sắc tộc. Theo đó, khái niệm về giới tính và thiên hướng tình dục cũng trở nên đa dạng hơn, với xu hướng chấp nhận và tôn trọng đa dạng giới tính. Yếu tố nói trên phản ánh trong cách Gen Z kỳ vọng doanh nghiệp và cơ quan chức năng nhận diện họ.
Cụ thể, 59% Gen Z cho biết các mẫu hoặc hồ sơ online nên đưa thêm tùy chọn giới tính khác thay cho “nam” và “nữ”, so với chỉ 50% Thế hệ 8x – đầu 10x, 40% Thế hệ X và 37% Thế hệ cuối 4x – đầu 6x.
Cảm Giác Cô Đơn Tăng Lên
Gen Z thường được mô tả là “thế hệ cô đơn nhất”, có thể do nhiều yếu tố như công nghệ và thay đổi trong cấu trúc gia đình. Cảm giác cô đơn này vẫn tồn tại khi họ bước vào thế giới làm việc. Quả thực, theo nghiên cứu gần đây của Cigna, 73% Gen Z cho biết đôi khi mình cảm thấy cô đơn – mức cao nhất trong số mọi thế hệ. Trong khi đó, 72% Gen Z chia sẻ họ cảm thấy ngại ngùng và 71% cảm thấy không ai thấu hiểu họ.
Quan Điểm Chính Trị Tiến Bộ của Gen Z
Gen Z thường có quan điểm chính trị tiến bộ hơn và thể hiện sự nhạy bén đối với các vấn đề xã hội và môi trường. So với các thế hệ trước, Gen Z có nhiều khả năng lên tiếng về những sự bất công đối xử giữa con người với con người, hoặc chủ động hơn trong các vấn đề về biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, khoảng 50% thế hệ gen Z cho rằng nên xã hội nên hợp thức hóa hôn nhân cùng giới.
Đảm bảo về mặt tài chính
Chứng kiến thế hệ đi trước trải qua nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế nên Gen Z có cái nhìn hiểu biết hơn về tài chính. Vì vậy thế hệ này rất chú trọng vào sự đảm bảo về mặt tài chính, yêu cầu sự thu nhập ổn định và hạn chế các khoản nợ bằng mọi giá.
Kỳ vọng của Gen Z về nơi làm việc
Từ năm 2019, những thế hệ sinh viên đầu tiên thuộc Gen Z bắt đầu tham gia lực lượng lao động và đã tạo tiền lệ cho những nhóm tuổi sau đó về cách bước vào “thế giới công sở”
Trong một báo cáo gần đây, Gen Z đã đưa ra một số kỳ vọng chính về nơi làm việc, trong đó, 96% nhân viên Thế hệ Z cho biết họ muốn cảm thấy được xem trọng, được hòa nhập và được hỗ trợ trong công việc; 80% mong muốn có được công việc tạo điều kiện cho họ khám phá và phát triển bộ kỹ năng mới; 79% hi vọng quản lý quan tâm đến quá trình họ phát triển về mặt cá nhân nhiều như khi họ phát triển về mặt nghề nghiệp.
Có tới 53% cho biết họ cân nhắc phúc lợi tại nơi làm việc khi tìm kiếm vai trò mới – trung bình, người lao động thuộc Gen Z sẽ sẵn sàng nhận lương ít hơn 19% nếu được đáp ứng các nhu cầu khác không liên quan đến lương; riêng 39% mong đợi được linh hoạt làm việc từ xa, còn 71% trong số những người làm việc theo hình thức từ xa hoặc kết hợp cho biết họ sẽ không quay lại hoàn toàn nơi làm việc ngoài đời.
Thế hệ mới – cách quản lý mới để đạt hiệu quả tối đa
Tập trung vào sự đa dạng hòa nhập
63% Gen Z tin rằng mình cần làm việc với những người có trình độ học vấn và cấp độ năng lực khác nhau, còn 83% cho rằng yếu tố quan trọng nhất chính là có các thành viên đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.
Vì vậy, hãy cởi mở khi tuyển dụng người lao động trong mọi hoàn cảnh. Nhờ sức mạnh của workplace, bạn có vô số cách làm để góp phần xây dựng thêm nhiều cộng đồng và gắn kết các mối quan hệ trong đội ngũ hiện có.
Khuyến khích Gen Z giao tiếp
Mặc dù rất thông thạo các phương tiện giao tiếp công nghệ số, song lực lượng lao động Gen Z vẫn rất xem trọng các hoạt động tương tác xã hội, Khi môi trường làm việc được khuyến khích sự tương tác giữa mọi người, Thế hệ Gen Z sẽ gắn bó lâu dài hơn tại nơi làm việc. Từ đó tạo văn hóa thúc đẩy cộng tác giữa các nhân viên tại nơi công sở.
Một cách khá đơn giản đó là bạn có thể chọn cuộc gọi video thay vì cuộc gọi thoại, thiết lập các cuộc họp nhóm thường xuyên, phản hồi và đánh giá về hiệu suất của nó.
Sự cho phép trong tự chủ và sở hữu
Nhân viên thế hệ Gen Z không muốn làm mãi một việc – họ rất hay nhảy việc. Do đó, việc đào tạo và mang đến cho lực lượng lao động Gen Z nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển bên ngoài chức vụ hiện tại của họ là điều rất quan trọng.
Các nhà quản lý nên tận dụng tố chất độc lập và động lực của Gen Z bằng cách giao cho họ những trách nhiệm bên ngoài và cho họ cơ hội để chia sẻ ý tưởng. Cung cấp cho họ các công cụ để nghiên cứu độc lập và nuôi dưỡng sở thích của họ nhằm khuyến khích họ phát triển cá nhân và nghề nghiệp.
Mang lại tính linh hoạt
Gen Z bước vào thế giới công sở khi ở giai đoạn đã được chấp nhận rộng rãi cách thức làm việc từ xa và kết hợp. Vì vậy, yếu tố này từ lâu đã trở thành một kỳ vọng của nhân viên thế hệ trẻ này. Với hơn một phần ba sinh viên thế hệ Z tìm kiếm cụ thể các cơ hội làm việc tương tự để có thể có được sự linh hoạt lớn nhất.
Xây dựng văn hóa công ty tích cực
Khi ranh giới giữa công và tư ngày càng trở nên mờ nhạt, nhân viên Gen Z cũng kỳ vọng công việc cũng tích cực như đời tư của mình. Hơn ai hết, họ muốn được coi trọng tại nơi làm việc và mong muốn có kết nối với đồng nghiệp và người quản lý để cảm thấy thoải mái nhất có thể.
Xây dựng văn hóa công ty tích cực là chìa khóa để thúc đẩy và gắn bó Gen Z tại nơi làm việc. Bạn có thể đạt được điều này bằng cách kết hợp giao tiếp tốt và thấu hiểu kỳ vọng của họ về quá trình phát triển và chức vụ, mức lương và quyền lợi.
Mang lại sự ổn định tài chính và đặc quyền chăm sóc sức khỏe
Nhờ kiến thức về tài chính, Gen Z luôn mong muốn có sự ổn định. Có tới 70% nhân viên Gen Z cho biết tiền lương chính là động lực hàng đầu của họ. Tương tự, các đặc quyền như bảo hiểm y tế và các quyền lợi về sức khỏe cũng là thứ được Gen Z quan tâm hơn là các đặc quyền như bữa ăn miễn phí.
Hãy cho nhân viên Thế hệ Z mức lương cạnh tranh với các đặc quyền phù hợp với nhu cầu của họ. Các công ty nên sẵn sàng đàm phán và giới thiệu hoặc trao đổi quyền lợi để đáp ứng những kỳ vọng ngày càng thay đổi của lực lượng lao động.