Cùng với sự phát triển và tăng trưởng của doanh nghiệp, đó là các chiến lược marketing CMO. CMO là người có hội tụ các yếu tố gồm quản lý giỏi và trí tuệ cao. Họ có vai trò giúp doanh nghiệp có hình ảnh và thương hiệu tốt nhất trên thị trường cạnh tranh.
Để giải thích chi tiết CMO là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin chi tiết tại bài viết dưới đây :
CMO là gì?
CMO bản chất được là viết tắt của cụm từ “Chief Marketing Officer” hay còn được gọi là Giám đốc Marketing. Đó là chức vụ quản lý cấp cao trong một công ty, người chịu trách nhiệm về Marketing và báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành (CEO). Hiện nay, chức danh này được đánh giá là giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp hiện đại.

» Đừng bỏ lỡ: CHRO là gì? 5 Kỹ năng giúp bạn trở thành một CHRO thành công
5 Vai trò chính của CMO
Những vai trò của vị trí CMO là gì :
- Tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
- Nắm bắt xu hướng Marketing thị trường
- Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing
- Tạo môi trường làm việc gắn kết, hợp tác
- Thấu hiểu khách hàng
CMO sẽ nắm giữ các vai trò, trọng trách quan trọng của doanh nghiệp. Họ là tiên phong mang đến những giá trị thương hiệu và thị trường hiệu quả nhất cho tổ chức. Chúng tôi chia sẻ các vai trò chi tiết của một CMO dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé!
Tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Quản trị và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp là cam kết và trách nhiệm lớn nhất của một CMO. Một thương hiệu mạnh sẽ góp phần lôi cuốn người tiêu dùng quan tâm. Đồng thời, làm tăng lòng trung thành của khách hàng, tạo dựng tài sản thương hiệu cho công ty.
Thương hiệu là cái không thể sờ hay cảm thấy nó nhưng bạn phải chắc rằng bạn có thể thấy nó trên bảng báo cáo tài chính. Thương hiệu là tài sản khổng lồ có thể gọi là kết quả của sự tín nhiệm, là sự cảm nhận của khách hàng về thương hiệu của công ty.
» Xem thêm: CEO là gì? 5 Tố chất để trở thành một CEO thành công

Thương hiệu là một tài sản vô hình nhưng vô giá đối với mọi doanh nghiệp. Tuy vậy, tài sản đó lại là tài sản khổng lồ của doanh nghiệp mà chúng ta phải bảo vệ, đặc biệt là của một CMO. Điều đó được gọi là đo lường tài sản thương hiệu trong kinh doanh.
Doanh nghiệp sở hữu thương hiệu mạnh sẽ làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cao hơn. Giá cổ phiếu cao thì ngược lại tạo điều kiện nâng cao thương hiệu. Khi đó, doanh nghiệp sẽ được các giới chuyên gia, nhà đầu tư và khách hàng xem trọng hơn trên thị trường. Đó là bước tiến thành công nhất mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn.
Công việc CMO là gì? Là người giúp tạo dựng thương hiệu cho công ty, đồng thời tạo được sự trung thành và lòng tin của khách hàng. Một khách hàng tìm đến một sản phẩm họ đều tìm hiểu về thương hiệu của doanh nghiệp đó. Trong thị hiếu khắt khe của người tiêu dùng, thương hiệu tốt sẽ được người tiêu dùng tin tưởng và đặc biệt sẽ trở thành khách hàng lâu năm. Đó là điều các doanh nghiệp đều đang cố gắng đạt được.
Nắm bắt xu hướng Marketing thị trường
Hiện nay, thị trường kinh doanh rất đa dạng và cạnh tranh khốc liệt giữa các đơn vị. Tại một thời điểm, có hàng trăm xu hướng kinh doanh khác nhau. Nhưng chỉ có một vài xu hướng nhất định có sức hút và tạo được điểm nhấn trong lòng khách hàng.
Chính vì vậy, những doanh nghiệp lớn họ có thể chi mạnh tay để gây dựng được thương hiệu riêng. Đó cũng là cách họ mở rộng tệp khách hàng của mình. Tuy nhiên đã nói về xu hướng thị trường thì thường chỉ mang tính thời điểm.

Qua mỗi năm, xu hướng thay đổi rất nhanh và bạn phải bắt kịp để không trở nên lỗi thời. Chẳng hạn, nói về thương hiệu Nokia, họ đã từng làm mưa làm gió trên thị trường điện tử một thời gian. Và họ đã thất bại vì không bắt kịp được xu thế, họ trở nên lỗi thời so với các công nghệ ra đời sau. Đó là điều mà một CMO cũng cần quan tâm và rút kinh nghiệm
Là một CMO, bạn cần phải liên tục cập nhật và nắm bắt những xu hướng marketing mới nhất. Chính đó mới là “đòn bẩy” đưa doanh nghiệp của bạn đi xa hơn.
» Tham khảo thêm: ASM là gì? Chức năng, Nhiệm vụ và Kỹ năng của vị trí ASM
Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing là công việc thường xuyên của một doanh nghiệp. Đó là cách mà doanh nghiệp đo lường các mục tiêu marketing của mình dựa trên các con số cụ thể. Chẳng hạn như: tăng doanh số và doanh thu bán hàng.
Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả mỗi chiến dịch Marketing cần được CMO xây dựng một cách chi tiết và rõ ràng. Trước khi các doanh nghiệp bắt đầu chiến dịch Marketing phải đảm bảo được chiến dịch đem lại hiệu quả thành công nhất.

Một quy trình tốt được tạo ra sẽ kết nối các hoạt động của công ty. Kinh nghiệm của nhân sự qua đó cũng được sử dụng và hỗ trợ. Đó là điều mà CMO nào cũng khao khát đạt được. Nhưng để đạt được điều này, quản lý Marketing CMO cũng cần đạt được sự ủng hộ và góp sức của các giám đốc cấp cao, các chuyên gia điều hành trong mọi bộ phận của doanh nghiệp.
Trường hợp đánh giá hiệu quả không tốt như mục tiêu đề ra, CMO cần suy xét lại cả quy trình và thị trường. Họ cần tìm ra nút thắt quan trọng để giải quyết bài toán khó này. Và tất nhiên không một quản lý nào mong muốn điều này xảy ra. Họ chỉ có thể tránh được bằng cách thực sự nghiêm túc trong nghiên cứu thị trường trước khi đưa ra một chiến dịch cụ thể.
» Xem thêm: CFO là gì? Vai trò và chi tiết công việc của CFO – Coffee HR
Tạo môi trường làm việc gắn kết, hợp tác

Một doanh nghiệp phát triển là một doanh nghiệp có sự liên hệ, hợp tác giữa các bộ phận, thành viên tốt nhất. Để hiểu vai trò CMO là gì, họ cũng là một người cần tạo được sự gắn kết đó. CMO không nên làm việc một cách đơn lẻ với tập thể. Họ là người đứng đầu, họ cần có hoặc phát triển khả năng lãnh đạo. CMO cần tìm kiếm những nhân tố tài năng và phát triển những nhân tài để họ phát huy những tiềm năng.
Ngoài ra, việc tạo dựng một văn hóa hợp tác cũng là một yếu tố cần chú trọng. Tại đó, mọi người đều được lắng nghe và đều có tiếng nói. Là một người quản lý Marketing giỏi, bạn sẽ biết cách áp dụng những nguyên tắc vào công việc thường ngày để giúp khơi nguồn cho những ý tưởng mới trong hoạt động.
CMO nhìn nhận vấn đề dưới các góc độ mới thông qua các hoạt động nội bộ. Đồng thời, điều đó sẽ dẫn đến những giải pháp hiệu quả không ngờ kích thích những ý tưởng, những vấn đề.
» Xem thêm: 13 Mẫu sơ đồ tổ chức công ty phổ biến mới nhất 2023 [Tải về]
Xem thêm video CMO là gì? Ý nghĩa của CMO
Thấu hiểu khách hàng
Người làm Marketing không phải là người bán sản phẩm hay dịch vụ cho doanh nghiệp. Người trưởng phòng Marketing chăm sóc cho tài sản lớn nhất của công ty đó là trải nghiệm của khách hàng. Nhiệm vụ lớn nhất của CMO là gì, là bảo vệ và cải thiện những trải nghiệm của khách hàng.
Để thực hiện được hiệu quả, CMO cần có một tầm nhìn xa, sự hiểu biết căn bản về “Design Thinking”. Họ sẵn sàng đứng lên đại diện cho khách hàng trên cương vị là ban lãnh đạo của công ty.

Như vậy, có thể thấy rằng khách hàng chính là trung tâm của mọi dịch vụ. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động cũng vì một mục đích duy nhất là làm hài lòng khách hàng. Một CMO cần nắm được tâm lý khách hàng tại từng thời điểm, đó là cách làm dịch vụ đánh đúng vào cái khách hàng thiếu, thứ khách hàng cần.
Kinh nghiệm để trở thành một CMO thành công
» Tham khảo thêm: CCO là gì? Những kỹ năng cần có của một CCO thành công
Những kỹ năng cần thiết để trở thành một CMO chuyên nghiệp
Những kỹ năng cần có của một CMO là gì? Hãy cùng điểm qua một số kỹ năng cần thiết dưới đây:
- Kỹ năng phân tích: Cần biết cách đọc dữ liệu, xác định và đánh giá thông tin nhạy cảm để phát triển các chiến lược tiếp thị hiệu quả.
- Kỹ năng lập kế hoạch: CMO sẽ là người cố vấn cho CEO, đưa ra chiến lược xây dựng và định vị thương hiệu.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt, xây dựng mối quan hệ hợp tác với các giám đốc đồng nghĩa với việc hoàn thiện chiến lược, mở rộng thị trường. CMO cũng phải thiết lập quan hệ tốt với các đối tác, nhà phân phối, báo chí và truyền thông.
Công việc của một CMO
CMO hay giám đốc Marketing phải đảm bảo trách nhiệm đa nhiệm và phải nắm vững các chuyên môn phức tạp như: triển khai các chiến dịch Marketing, quản trị thương hiệu, truyền thông thương hiệu, quan hệ công chúng, phát triển sản phẩm và các kênh phân phối,… Nói đến đây, hẳn các bạn đã hiểu đôi điều về chuyên môn cấp cao và bề dày kiến thức đa lĩnh vực của một CMO phải không nào?

Nếu trở thành CMO bạn sẽ có vai trò phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nghiên cứu thị trường, quan hệ công chúng, phát triển kênh phân phối, quản trị bán hàng, thực hiện quản trị các hoạt động quảng bá doanh nghiệp, hỗ trợ kinh doanh,… Cụ thể công việc của CMO như sau:
- Quản lý và giám sát hoạt động quá trình làm việc của bộ phận marketing.
- Đánh giá, phát triển các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch, triển khai, chỉ đạo và phối hợp với nhiều bộ phần trong để thực hiện các kế hoạch tiếp thị.
- Nghiên cứu nhu cầu đối với sản phẩm/dịch vụ, tìm hiểu thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu.
- Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh..
- Làm việc với bộ phận bán hàng để đưa ra chiến lược giá, tối ưu hoá lợi nhuận, thị phần và gia tăng sự hài lòng của khách hàng.
- Xác định khách hàng tiềm năng
- Phát triển các chương trình khuyến mại, khuyến mãi
- Hoạch định, phát triển ngân sách cho hoạt động marketing như nghiên cứu và phát triển, dự phòng lợi tức đầu tư và lãi lỗ.
- Phát triển và quản lý các chiến dịch quảng cáo
- Xây dựng nhận thức, định vị thương hiệu
- Giám sát chiến lược marketing online và tiếp thị nội dung.
Mức lương của vị trí giám đốc Marketing
Bạn có tin giám đốc Marketing là nhân sự khó tìm? Có phải ai cũng cũng có thể đảm đương công việc sử dụng nhiều chất xám và đầy áp lực? CMO hay Giám đốc Marketing là nhân sự cấp cao của tổ chức nên mức lương của họ cần “xứng tầm” với nỗ lực họ đã cất công xây dựng.

Theo thống kê của Vietnam Salary, CMO nhận mức lương thấp nhất là 10 triệu đồng và cao nhất là 120 triệu đồng phụ thuộc vào bề dày kinh nghiệm chuyên môn và trình độ học vấn. Trong đó có một khoảng đáng nhấn mạnh dao động từ 28.5 – 43.3 triệu đồng cho nhân sự mức từ trung bình thấp đến trung bình cao.
Chưa kể rằng, bên cạnh mức lương nghìn đô các CMO còn được hưởng những chính sách đãi ngộ vô cùng hấp dẫn và cơ hội thăng tiến mở rộng trước mắt. Ngoài mức lương cứng, các giám đốc Marketing còn có thêm khoản thu nhập khác nhiều nhất là tiền thưởng và tiền phụ cấp. Nếu sở hữu ít nhất từ 1 đến 2 ngoại ngữ, họ có thể được cử sang công tác nước ngoài nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường ở các quốc gia sở tại.
Triển vọng nghề nghiệp trong tương lai
Khi kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự cạnh tranh về hàng hóa và dịch vụ là vô cùng gay gắt. Các công ty, doanh nghiệp rất cần những Marketers chuyên nghiệp tạo dấu ấn khác biệt để thu hút khách hàng. Ngành Marketing trong tương lai sẽ là một trong những ngành thuộc top có đầu ra lớn và mức thu nhập cao.
Giám đốc Marketing là ngành nghề “hot” bởi không chỉ có nhiều quyền hạn mà còn có thể nhận được mức lương vô cùng hấp dẫn. Vì thế, hiện nay nhu cầu tuyển dụng vị trí này cũng khá lớn trên thị trường việc làm. Đa phần các công ty hoạt động theo hình thức kinh doanh, mua bán sản phẩm hay dịch vụ đều cần tuyển dụng CMO. Cơ hội phát triển của ngành này sẽ rất rộng mở trong tương lai.
Kết luận
Nghề Marketing là một nghề nhiều trải nghiệm và thách thức. Những quản lý Marketing CMO thành công thường là những người rất yêu nghề, tâm huyết, quên mình vì đam mê và sáng tạo. Bài viết này đã chia sẻ về câu hỏi CMO là gì, cũng như thông tin chi tiết về vai trò của một người quản lý Marketing trong doanh nghiệp. Chúng tôi hy vọng rằng đó là những kiến thức hữu ích cho bạn.
Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự