Tìm hiểu về Junior, Senior, Intern, Fresher. Cách phân biệt các cấp bậc

junior là gì

Trong doanh nghiệp, ngoài vị trí nhân viên, quản lý cấp trung hay cấp cao, có một dạng cấp bậc khác được sử dụng phổ biến. Đó là Junior, Senior, Intern và Fresh. Vậy các cấp bậc này được sử dụng như thế nào và phân biệt giữa chúng ra sao. CoffeeHR sẽ phân tích cụ thể Fresher, Intern, Senior và Junior là gì trong bài viết dưới đây.

Junior là gì?

Hầu như các bạn sinh viên mới ra trường thường bắt đầu ở vị trí Junior, vậy Junior là gì?

Junior trong tiếng Anh mang nghĩa “người nhỏ tuổi hơn” hay “người ở cấp dưới”. Do đó, trong môi trường văn phòng, Junior được dùng để chỉ người mới bước vào nghề, kinh nghiệm ít và cần thời gian học hỏi, đào tạo. Do đó, những người Junior thường tìm kiếm môi trường cởi mở và có nhiều cơ hội học tập.

Tìm hiểu về Junior là gì
Tìm hiểu về Junior là gì

Thông thường, Junior là người có ít hơn 2-3 năm kinh nghiệm và nhiều hơn 3-6 tháng kinh nghiệm. Nên họ có kiến thức nghiệp vụ cơ bản và kỹ năng trung bình. Vị trí này sẽ được giao những trọng trách đơn giản là chủ yếu, đôi khi sẽ có một chút thử thách để họ phát triển. Càng về lâu, họ sẽ dần tiếp quản những công việc có phần phức tạp hơn.

Người hướng dẫn và quản lý Junior sẽ là cấp Senior đi trước. Tuy vậy, mức độ “cầm tay chỉ việc” thường không lớn do họ đã có sẵn nền tảng cơ bản. Chức vụ này không phù hợp với các nhiệm vụ có nhiều rủi ro hay làm việc trực tiếp với đối tác, khách hàng.

» Xem thêm: 8 Chức năng của phòng Marketing các công việc chính bộ phận Marketing

3 Kỹ năng cần có của một Junior:

Vậy các kỹ năng và tố chất cần có của một Junior là gì? Tuy vị trí Junior không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, nhưng một số tố chất và kỹ năng sau đây sẽ là điểm sáng trong CV của bạn:

3 kỹ năng và tố chất cần có của Junior
3 kỹ năng và tố chất cần có của Junior

1. Thích nghi và học hỏi

Các nhà tuyển dụng và đồng nghiệp thường đánh giá cao một Junior có tính chủ động cao. Ví dụ như chủ động làm quen với mọi người hay nhận công việc trong khả năng. Họ cũng sẵn sàng nghiên cứu, tìm hiểu để nâng cao chất lượng công việc và chuyên môn. Cấp senior hay quản lý trực tiếp thường cần ít thời gian nhắc nhở hay hướng dẫn chi tiết.

Một ứng viên với tinh thần chủ động và ham học hỏi sẽ cho công ty thấy bạn có đam mê và mong muốn làm việc thực sự.

2. Làm việc nhóm

Ngoài sự chủ động trong công việc, Junior cũng cần một tinh thần teamwork tốt để đạt hiệu quả cao trong công việc. Ví dụ như:

Làm việc nhóm là yếu tố cần của một Junior
Làm việc nhóm là yếu tố cần của một Junior
  • Khả năng giao tiếp, trình bày ý kiến đóng góp rõ ràng
  • Tinh thần chủ động trao đổi, thảo luận
  • Kỹ năng lắng nghe
  • Kỹ năng tiếp thu và xử lý ý kiến
  • Tinh thần trách nhiệm với công việc được giao

3. Kỹ năng đàm phán

Sẵn sàng nhận những công việc được giao là một điểm tốt với Junior. Tuy nhiên, bạn cần cân nhắc và không nên ôm đồm quá nhiều. Điều này vừa khiến bạn mệt mỏi và khó đảm bảo chất lượng công việc. Hãy lựa chọn khối lượng công việc phù hợp. Hoặc chia sẻ với cấp trên khi công việc trở nên quá sức và quá khả năng của bạn.

>>> Xem thêm: Top 18 Phần Mềm Quản Lý Nhân Sự Miễn Phí Tốt Nhất 2022

Senior là gì?

Senior được dùng để chỉ người có kinh nghiệm từ 3-4 năm. Họ có kiến thức nghiệp vụ tốt, có bề dày kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc độc lập. Bên cạnh đó, họ sẽ là người hỗ trợ và cố vấn cho cấp thấp hơn như Junior, Fresher hay Intern.

Senior có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn
Senior có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng hơn Junior, Fresher hay Intern

» Tham khảo thêm: Project Manager là gì? Các công việc chính của Project Manager

3 Kỹ năng cần có của một Senior

1. Kỹ năng giao tiếp

Không chỉ giao tiếp với cấp dưới, cấp senior thường làm việc trực tiếp với các cấp trên cao hơn. Đôi khi đó là khách hàng hay đối tác. Do đó, họ cần biết cách giao tiếp hiệu quả, truyền đạt dễ hiểu và thương lượng đàm phán. Từ đó giảm thiếu những nhầm lẫn không đáng có gây mất thời gian.

2. Kỹ năng quản lý

Senior thường có khối lượng công việc lớn và trách nhiệm rủi ro hơn. Vì thế, một senior cần biết quản lý thời gian, quản lý công việc của cá nhân để tạo sự cân bằng. Bên cạnh đó họ có thể quản lý một đội nhóm nhỏ trong công ty. Nên cần những tố chất của một người lãnh đạo như khả năng quan sát, lập kế hoạch và phân công đầu việc.

Quản lý là một trong các kỹ năng quan trọng của Senior
Quản lý là một trong các kỹ năng quan trọng của Senior

3. Kỹ năng làm việc nhóm

Senior thường nắm vai trò quan trọng hoặc chủ đạo trong nhóm, do đó họ cần khéo léo kết nối các thành viên. Ngoài ra, kỹ năng lắng nghe, không tự cao và khả năng dẫn dắt cũng giúp họ dễ nhận sự tín nhiệm từ các thành viên khác.

Intern là gì?

Intern trong Tiếng Anh có nghĩa Thực tập sinh. Đây là vị trí dành cho các bạn mới ra trường chưa có kinh nghiệm hoặc sinh viên. Các bạn intern không nên quá mong đợi mức lương cao hay chính sách đãi ngộ lớn. Thay vào đó, hãy tìm kiếm môi trường học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ chi phí ăn và di chuyển cho Intern hoặc trả bằng tiền mặt.

» Tham khảo thêm:Telesale là gì? Công việc và kỹ năng cần có của một Telesale

Intern cần sự hướng dẫn từ cấp trên hoặc đồng nghiệp
Intern cần sự hướng dẫn từ cấp trên hoặc đồng nghiệp nhiều kinh nghiệm

Một số doanh nghiệp sẽ cung cấp giấy chứng nhận thực tập sau khi bạn hoàn thành. Những bạn Intern nổi bật có khả năng được nhận chính thức rất cao.

Fresher là gì?

Fresher là thuật ngữ dành cho sinh viên mới ra trường, ít hơn 3 tháng kinh nghiệm. Họ đã có kiến thức bài bản nhưng trải nghiệm thực tế chưa nhiều. Điểm chung của các Fresher thường có tinh thần học hỏi cao, họ cũng rất nhiệt huyết và sẵn sàng cống hiến. Ngoài ra, Fresher thường tìm kiếm những môi trường chưa yêu cầu quá cao về nghiệp vụ và hỗ trợ đào tạo trong quá trình làm việc.

Phân biệt Intern và Fresher

FresherIntern
Về trình độ chuyên mônFresher có kiến thức cơ bản về nghề nhưng kinh nghiệm thực tế chưa nhiều.Trong khi đó Intern đa phần là các bạn sinh viên, cả kiến thức và trình độ chuyên môn đều chưa dày dặn. Vì thế Intern cần sự hướng dẫn chi tiết hơn từ các cấp cao hơn.
Về trách nhiệm công việcCả fresher và intern đều nhận công việc từ cấp trên. Tuy nhiên Fresher sẽ có thời gian làm việc độc lập nhiều hơn cùng deadline cụ thể.Intern thường có ít công việc và có sự hướng dẫn ban đầu. Deadline cũng dài hơn và các senior thường ít kỳ vọng intern làm tốt ngay từ lần đầu.
Về lương thưởngFresher thường là nhân viên chính thức tại công ty. Do đó họ nhận lương theo thỏa thuận ban đầu và những chính sách đãi ngộ, bảo hiểm đi cùng.Intern sẽ có hoặc không có trợ cấp theo quy định từng công ty. Tuy nhiên trợ cấp thường không nhiều, chỉ đủ hỗ trợ ăn uống và chi phí đi lại.

Phân biệt Junior và Senior

Vậy sự khác biệt giữa Senior và Junior là gì? Sau đây là những yếu tố dễ nhận biết nhất của 2 cấp bậc này.

Ví dụ về sự khác nhau giữa Junior và Senior
Ví dụ về sự khác nhau giữa Junior và Senior của vị trí Developer

Về trình độ làm việc

Không chỉ yêu cầu khắt khe hơn về nghiệp vụ, Senior cần đạt hiệu quả và tốc độ xử lý công việc cao hơn Junior. Ngoài ra, Senior cũng cần nhiều kỹ năng mềm khác để có thể tối ưu công việc và quản lý thời gian.

Về trình độ chuyên môn

Junior chỉ cần yêu cầu ở mức cơ bản tới chuyên sâu. Trong khi đó Senior cần có chuyên môn cao và nghiệp vụ sâu để giải quyết những công việc phức tạp. Ví dụ, Junior có đảm nhận những công việc nhỏ mang tính hỗ trợ trong một dự án. Trong khi Senior sẽ tiếp nhận những trọng trách mang tính quyết định và phức tạp hơn.

Về các tố chất khác

Một điểm khác biệt lớn giữa Junior và Senior là khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý và lãnh đạo. Tại các vị trí Senior, họ thường hướng tới mục tiêu trở thành cấp quản lý tương lai. Do đó họ sẽ tập trung trau dồi các kinh nghiệm thực tế liên quan và kiến thức bổ trợ. Ngược lại Junior thường hướng tới việc phát triển năng lực bản thân nhiều hơn.

» Đừng bỏ lỡ: WFH là gì? Những điều bạn chưa biết về Work From Home

phân biệt junior senior fresher internship
Phân biệt các cấp bậc Intern – Fresher – Junior – Senior

Tìm hiểu thêm cách chuyển từ Junior lên Senior

Một số khái niệm chỉ cấp bậc khác

Leader:

  • Leader được hiểu là trưởng nhóm, người lãnh đạo, người chỉ huy hay còn gọi là đội trưởng, người đứng đầu một đội, một đội.
  • Trách nhiệm của người lãnh đạo là định hướng, lập kế hoạch và truyền cảm hứng cho nhóm của họ. Người lãnh đạo sẽ phải vận dụng kỹ năng quản lý của mình để hướng dẫn cấp dưới đạt được mục tiêu đã đề ra.
  • Cả hai đều chịu trách nhiệm quản lý, nhưng các nhà lãnh đạo khác với các nhà quản lý theo nhiều cách. Nếu người quản lý dựa vào mệnh lệnh, sự kiểm soát và quy trình để thực hiện công việc, thì người lãnh đạo chính là biểu hiện của tinh thần và cảm hứng của tập thể.
Leader là người định hướng và truyền cảm hứng cho cấp dưới đạt mục tiêu
Leader là người định hướng và truyền cảm hứng cho cấp dưới đạt mục tiêu

Deputy:

  • Trong tiếng Anh, Deputy có nghĩa đen là có khả năng thay thế cấp trên. Hoặc có thể hiểu là ủy quyền.
  • Trong kinh doanh, Deputy được dùng để chỉ chức vụ “phó”. Nhưng ở cấp thấp như phó phòng, những người này chỉ phụ trách một hoặc một số lĩnh vực với quyền hạn hạn chế.

Vice:

  • Tương tự như Deputy, Vice cũng được dùng để chỉ chức vụ “phó”. Nhưng đó là chức vụ cấp phó ở cấp cao hơn, như Phó Chủ tịch hay Phó Giám đốc. Những người này có thể thay ông chủ điều hành toàn bộ công việc kinh doanh khi vắng mặt.

Tạm kết

Thông qua tìm hiểu Intern, Fresher, Senior và Junior là gì, doanh nghiệp có thể xác định vị trí ứng viên mà mình đang tìm kiếm. Qua đó xây dựng mô tả công việc phù hợp nhất. Với người lao động, bạn có thể lựa chọn cấp bậc phù hợp với bản thân. Từ đó có định hướng tốt hơn trong sự nghiệp cũng như khi tuyển dụng và đàm phán lương với HR.

Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHRCà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Khu văn phòng, Tháp Đông, Chung cư Học viện Quốc phòng, Tây Hồ

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Sabay Building, Số 11A Hồng Hà, Tân Bình

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR