Khung năng lực là gì? khung năng lực có vai trò quan trọng trong đánh giá nhân viên và tận dụng tốt nguồn nhân lực. Xây dựng thành công khung năng lực là một sự đột phá trong quản trị nhân sự. Vậy doanh nghiệp nên xây dựng khung năng lực như thế nào là đúng chuẩn? Cùng CoffeeHR tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Khung năng lực là gì?
Khung năng lực là bảng tổng hợp các yếu tố kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm mà nhân viên cần có để hoàn thành tốt một công việc. Phương pháp này giúp doanh nghiệp có thể đánh giá và quản lý nguồn nhân lực hiệu quả hơn. Từ đó, làm tiền đề để doanh nghiệp xác định nhu cầu và triển khai đào tạo.
Để xây dựng được một khung năng lực hiệu quả, doanh nghiệp cần phải xác định được đặc điểm của mỗi nhân viên. Mỗi nhân viên đều sẽ có năng lực phù hợp với một vị trí công việc cụ thể. Người ta chia cấu trúc của khung năng lực thành 4 nhóm chính:
- Nhóm năng lực cốt lõi: xây dựng dựa trên các kỹ năng cốt lõi như kiến thức công ty, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình,…
- Nhóm năng lực chuyên môn: xây dựng dựa trên chuyên môn công việc
- Nhóm năng lực theo vai trò: xây dựng dựa trên vai trò của nhân viên trong doanh nghiệp
- Nhóm năng lực hành vi: xây dựng dựa trên năng lực hành vi
5 Bước xây dựng khung năng lực cho các nhà quản lý
Dưới đây là 5 bước xây dựng năng lực cho các nhà quản trị doanh nghiệp:
- Bước 1: Xác định mục tiêu
- Bước 2: Chuẩn hóa doanh nghiệp
- Bước 3: Bắt đầu xây dựng khung năng lực
- Bước 4: Xác định năng lực và chia cấp độ cho từng vị trí
- Bước 5: Đánh giá kết quả
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước đầu để xây dựng khung năng lực thành công đó là xác định rõ mục tiêu. Nhà quản lý cần xác định mục tiêu của khung năng lực để xây dựng khung năng lực phù hợp và chính xác nhất.
Bước 2: Chuẩn hóa doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần chuẩn hóa đội ngũ lãnh đạo, chức danh công việc và nhiệm vụ tương ứng để xây dựng khung năng lực. Mỗi vị trí có những công việc đều gắn với một nhiệm vụ hoặc hoạt động cụ thể. Vậy nên, nếu không chuẩn hóa hệ thống chức danh, chức năng và nhiệm vụ cho từng năng lực thì rất khó để xây dựng cấu trúc năng lực hiệu quả được. Các công việc cụ thể là:
- Thiết kế vị trí công việc khách quan và không phụ thuộc vào khả năng của người đảm nhiệm
- Thống nhất tên gọi chung cho các công việc có cùng yêu cầu
- Yêu cầu rõ ràng về năng lực và kết quả công việc cho từng chức danh.
Bước 3: Bắt đầu xây dựng khung năng lực
Bước tiếp theo sau khi xác định mục tiêu và chuẩn hoá doanh nghiệp là tiến hành xây dựng cấu trúc năng lực. Ở bước này, có hai cách để xây dựng khung năng lực chung:
- Tự xây dựng dựa vào quy trình quản lý và đánh giá nhân sự của doanh nghiệp
- Tham khảo các mẫu khung năng lực có sẵn (Bộ năng lực do CIPD của Vương quốc Anh phát triển, 42 năng lực theo Đại học Harvard,…) và thay đổi sao cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp của mình.
Bước 4: Xác định năng lực và chia cấp độ cho từng vị trí
Bước này tương đối quan trọng đối với toàn bộ quy trình xây dựng. Để quản lý nhân sự hiệu quả thì nên xác định năng lực và nhiệm vụ của từng vị trí, từ đó có thể giao cho nhân sự phù hợp của công ty. Một trong các cách tương đối hiệu quả là thực hiện khảo sát hoặc thảo luận nội bộ để thu thập ý kiến nhân viên về vai trò, nhiệm vụ, kết quả cần đạt được. Khảo sát giúp nhà quản lý kết hợp giữa kiến thức chuyên môn và tình huống thực tế để xây dựng khung năng lực. Qua đó, nhà quản lý có cái nhìn sâu sắc hơn và thực hiện xây dựng khung năng lực là gì đúng với mục tiêu ban đầu.
Bước 5: Đánh giá kết quả
Để xác định khung năng lực là gì và có hiệu quả không, các nhà quản trị cần tiến hành đánh giá. Ngoài ra, đánh giá giúp doanh nghiệp nhìn nhận lại quy trình và sửa đổi nếu cần thiết. Đánh giá là bước giúp doanh nghiệp đánh giá lại năng lực nhân viên và quy trình đào tạo, giúp định hướng phát triển chương trình đào tạo hiệu quả và phù hợp hơn với mỗi cá nhân.
Mục đích sử dụng khung năng lực
Tuyển dụng
Cùng với tiêu chí tuyển dụng, mục đích khung năng lực là gì? Đó là nền tảng cho quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khác với các tiêu chí tuyển dụng thì, khung năng lực giúp doanh nghiệp xác định năng lực cho từng vị trí, công việc cụ thể hơn. Từ đó để tìm được ứng viên phù hợp nhất với vị trí cần tuyển dụng.
Xác định chiến lược nhân sự và nhu cầu đào tạo
Khung năng lực giúp doanh nghiệp xác định được mức độ năng lực, cấp độ thực hiện công việc của nhân viên. Ngoài ra, còn giúp xác định mức độ hoàn thành của nhân viên để đánh giá xem họ cần bổ sung kiến thức, kỹ năng nào. Doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để lên chương trình đào tạo phù hợp với nhân viên. Từ đó giúp tiết kiệm nguồn lực và chi phí cho doanh nghiệp.
Quản lý lương thưởng và thành tích
Khung năng lực giúp thiết lập nền tảng cho việc quản lý thành tích và khen thưởng nhân viên. Khung năng lực đóng vai trò đo lường và giám sát để quản lý thành tích. Nhờ nó, lãnh đạo xác định được những yếu tố nào cần thúc đẩy và thảo luận trong đánh giá thành tích. Đối với lương thưởng, người quản lý chỉ cần so sánh mức độ đáp ứng và yêu cầu năng lực của nhân viên nên việc quyết định mức lương cũng sẽ dễ dàng hơn.
Các khó khăn khi xây dựng khung năng lực
Xây dựng thành công khung năng lực đòi hỏi lãnh đạo cần có chuyên môn cao trong quản lý và đánh giá nhân sự. Một số khó khăn lãnh đạo có thể gặp phải trong quá trình xây dựng như sau.
- Mục tiêu và định hướng phát triển không rõ ràng
- Xây dựng khung năng lực lệch so với trình độ thực tế của doanh nghiệp
- Khung năng lực bị sai do kiến thức đào tạo không chuyên sâu
- Không linh hoạt sửa đổi sao cho phù hợp với doanh nghiệp
Để khắc phục khó khăn khi xây dựng khung năng lực, doanh nghiệp cần xác định rõ các yếu tố cần thiết và tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn cần thiết cho quản trị nhân sự.
Có thể thấy, để hiểu khung năng lực là gì, đơn giản là công cụ để doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động đánh giá khách quan nhân sự của mình. Không chỉ giúp tuyển dụng đúng người mà việc xây dựng khung năng lực cũng giúp doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực tốt hơn. Việc giải quyết các vấn đề nhân lực tương đối tốn thời gian và nguồn lực, giải pháp tốt nhất là sử dụng phần mềm quản trị nhân sự.
Xem thêm Video Cách phát triển khung năng lực cho doanh nghiệp
LIÊN HỆ
CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu Quản trị nhân sự cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự
» Tham khảo thêm:
- 8 Cách xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp – CoffeeHR
- Lộ trình thăng tiến là gì mà cần thiết ? 5 bước Xây dựng lộ trình công danh
- Các Bước Giúp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp
- Định biên nhân sự là gì? 5 Bước xây dựng định biên nhân sự