Kỹ năng quản lý nhân sự là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thời kỳ hiện nay. Người ta thường hay nói: ‘’ Tài sản quý giá nhất của các doanh nghiệp đó chính là con người’’. Chính vì vậy, sẽ rất cần thiết để mọi công ty đầu tư hơn về quản lý nhân sự nhằm tạo ra nhiều lợi ích trong tương lai. CoffeeHR chia sẻ tới bạn 12 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả cho các nhà quản trị mà bạn có thể tham khảo.
Kỹ năng quản lý nhân sự là gì?
Quản lý nhân sự hay còn được biết đến rộng rãi là quản trị nguồn nhân lực. Đây là một công việc rất cần tại các đơn vị doanh nghiệp. Hơn hết, yếu tố con người luôn được coi trọng và là giá trị cốt lõi hình thành lên thành công cũng như uy tín với khách hàng.
Chính vì vậy, kỹ năng quản lý nhân sự là việc khai thác, quản lý và xử lý nguồn nhân lực trong một tổ chức sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói, một công ty mạnh thì cần phải có nhà quản lý nhân sự tài ba để có thể thu hút nhân tài, cũng như sắp xếp công việc sao cho phù hợp với thế mạnh của từng nhân sự.
Việc quản lý nhân sự bắt nguồn từ việc dẫn dắt các hoạt động và đề ra mục tiêu làm việc. Do đó, mỗi doanh nghiệp sẽ rất cần một người lãnh đạo hay một quản lý nhân sự có kỹ năng linh hoạt để làm cầu nối giữa công ty và nhân viên.
Bên cạnh các yếu tố về nguồn nhân lực thì một tổ chức có hiệu quả cũng rất cần đến:
- Nguồn lực dữ liệu của mỗi doanh nghiệp chính là những tài sản thực được tạo ra đồng thời được sử dụng và duy trì bởi chính con người
- Nguồn lực tổ chức sẽ xuất phát từ người đứng đầu – người sẽ tạo nên văn hóa doanh nghiệp, sự kết nối và làm việc nhóm của cả tổ chức
Khi đó, kỹ năng quản lý nhân sự sẽ tạo nên giá trị cho doanh nghiệp, từ đó mang đến dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Hơn hết, nguồn lực mạnh sẽ giúp tạo ra lợi nhuận, thỏa mãn mục đích chính của doanh nghiệp.
Hệ quả khi thiếu kỹ năng quản lý nhân sự
Kỹ năng quản lý nhân sự rất quan trọng đối với sự phát triển thịnh vượng của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy việc thiếu kỹ năng quản lý nhân sự sẽ dẫn đến những bước đi sai lầm, thậm chí để lại hệ quả nghiêm trọng đối với mỗi tổ chức.
Thông thường trong 1 doanh nghiệp, các lãnh đạo, người quản lý nhân sự phải quan tâm và đảm nhiệm nhiều đầu việc quan trọng như:
- Quản lý, lên kế hoạch về quy trình tuyển dụng nhân sự cho từng phòng ban.
- Đào tạo, training nội bộ cho nhân sự.
- Cập nhật các quy định về pháp luật lao động để xây dựng tiêu chí, nội dung tuyển dụng và việc làm phù hợp cho nhân viên.
- Giải quyết các vấn đề phúc lợi, tiền lương cho nhân viên.
- Bảo đảm điều kiện làm việc tốt nhất trong khả năng cho nhân sự.
- Giải quyết mọi khiếu nại, thắc mắc của nhân viên và các trường hợp kỷ luật.
Xem thêm các kỹ năng quản lý nhân sự trong doanh nghiệp
Người làm quản lý nhân sự sẽ là cầu nối giữa ban lãnh đạo công ty và toàn bộ nhân viên. Hơn hết, với sự linh hoạt và nắm bắt tâm lý tốt thì người quản lý còn phải giải quyết những xung đột nơi làm việc.
Với vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy, cơ cấu của mỗi tổ chức thì nếu không có kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những hậu quả khôn lường:
- Trước hết, việc thiếu sự linh hoạt trong quản lý nhân sự sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy cứng nhắc, không hài lòng thậm chí là bất mãn lãnh đạo.
- Không cho thấy sự chuyên nghiệp, nhất quán về chính sách điều hành gây mất uy tín, ảnh hưởng tới hình ảnh của công ty.
- Việc cập nhật pháp luật kém, không đổi mới sẽ làm ảnh hưởng tới hồ sơ, thủ tục, giấy tờ dễ gây tranh chấp, khiếu nại về phúc lợi, tiền lương.
- Nếu việc thiếu trách nhiệm trong việc hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ để đảm bảo quyền lợi cho nhân viên kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới văn hóa doanh nghiệp.
- Việc không nắm bắt được tâm lý, giải quyết không linh hoạt sẽ làm thất thoát ngân sách khi doanh nghiệp dính vào kiện tụng.
- Không tạo được môi trường làm việc năng động, vui vẻ cho nhân viên dẫn đến hiệu suất làm việc không cao, tinh thần làm việc uể oải.
- Không tạo ra các chương trình đào tạo mới mẻ, mang tính cập nhật với thời đại sẽ làm hạn chế năng lực của nhân viên.
12 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả
Hiểu được kỹ năng quản lý nhân sự là gì, nắm được hệ quả khi thiếu kỹ năng quản lý nhân sự nhưng không phải ai cũng nằm lòng được chính xác những kỹ năng quản lý nhân sự thực sự hiệu quả. Cùng tham khảo ngay những chia sẻ về 12 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả được bật mí dưới đây:
Kỹ năng chuyên môn
Làm quản lý nhân sự mà không có kỹ năng chuyên môn thì quả là một thiếu sót lớn. Muốn trở thành một quản lý giỏi thì bạn phải làm được dự báo nhu cầu nhân sự, hoạch định nguồn nhân lực, phác họa khả năng của ứng viên từ các yếu tố quan sát được trong quá trình làm việc. chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn và tuyển dụng nhân sự, xây dựng hệ thống thông tin nội bộ,…
Kỹ năng nhân sự
Bên cạnh đó, các kỹ năng nhân sự cũng rất được đề cao ví dụ như lập chiến lược và quản lý nhân sự, kế hoạch về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực, thiết kế bộ máy tổ chức.
Ngoài ra, kỹ năng quản lý nhân sự cũng bao gồm lên kế hoạch tuyển dụng, xây dựng quy trình đào tạo nội bộ, đề xuất phương pháp nâng cao hiệu quả lao động, giải quyết nhanh chóng các khiếu nại về lương bổng, phúc lợi, hỗ trợ nhân viên kịp thời.
Kỹ năng làm việc
Kỹ năng làm việc đòi hỏi người quản lý nhân sự phải yêu nghề vì sẽ phải dành nhiều thời gian để quan tâm và giải quyết vấn đề với người khác. Đặc trưng của công việc nhân sự đó là làm việc với con người, chính vì vậy sẽ rất cần một người quản lý có kỹ năng phân tích và tổ chức để đảm bảo tính kế thừa và lâu dài cho doanh nghiệp.
Kỹ năng giao tiếp
Do tính chất công việc, người quản lý nhân sự cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Vì đây là nghề nghiệp đòi hỏi sự kết nối, làm việc giữa người với người. Khi đó, bạn phải cho thấy khả năng hoạt ngôn trong giao tiếp, nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử.
Ngoài ra, một người quản lý nhân sự giỏi cũng phải tinh ý, xử sự đúng mực, kiểm soát cảm xúc tốt, phong thái tự tin và biết tiếp thu những đóng góp.
Kỹ năng thuyết phục
Giao tiếp rất quan trọng nhưng kỹ năng thuyết phục cũng không thể bỏ qua. Hơn nữa trong quá trình tuyển dụng nhân sự thì bạn sẽ cần phải đưa ra lời thuyết phục hấp dẫn dành cho ứng viên để đón được nhân tài về công ty. Không chỉ vậy mà người làm nhân sự cũng cần phải thuyết phục, giải quyết vấn đề để tìm ra ý kiến chung cho cả người lao động và người sử dụng lao động.
Kỹ năng chịu áp lực cao
Khi đã đảm nhận công việc quản lý nhân sự đồng nghĩa với việc bạn thuộc hệ thống điều hành của một tổ chức, doanh nghiệp. Chính vì vậy, bạn sẽ phải đối mặt với việc chịu áp lực cao. ‘
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề rất cần đối với người làm quản lý nhân sự bởi vì tính chất công việc. Việc phải xử lý các vấn đề từ nội bộ nhân sự đến tuyển dụng chắc chắn sẽ xảy ra nhiều tình huống. Vì thế, yêu cầu quản lý nhân sự cần có sự linh hoạt để giải quyết nhanh chóng vấn đề ngoài kế hoạch.
Kỹ năng thương thuyết
Kỹ năng thương thuyết sẽ giúp bạn mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. Cụ thể là trong việc deal lương với ứng viên để chọn ra một mức phù hợp và có lợi cho đơn vị của bạn.
Bên cạnh đó, kỹ năng thương thuyết cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giải quyết tranh chấp, xung đột giữa các nhân sự trong công ty.
Kỹ năng làm việc nhóm
Khối lượng công việc nhiều có thể khiến mỗi nhân viên bị quá tải và không thể hoàn thành tốt. Vì vậy, tại các công ty lớn thường sẽ có kế hoạch phân bổ công việc rõ ràng. Mỗi nhân sự sẽ đảm nhận nhiệm vụ công việc cụ thể để có tính chuyên môn hóa cao. Ngoài ra, sự hỗ trợ giữa các thành viên và phòng ban khác cũng sẽ giúp nhóm bạn đến gần với mục tiêu hơn.
Chính vì vậy, mỗi người cần phải có sự phối hợp với nhau để hướng tới mục tiêu chung của nhóm.
Kỹ năng lắng nghe
Một khi đã làm về nhân sự thì chắc chắn không thể thiếu khả năng lắng nghe. Trước hết là để nghe và thấu hiểu ứng viên, nhân sự của mình để mang lại cho họ những lợi ích xứng đáng. Thứ hai là lắng nghe người đứng đầu để có thể trở thành cầu nối vững chắc giữa lãnh đạo và nhân sự.
Ngoài ra, một nhà quản lý nhân sự giỏi còn phải vận dụng kỹ năng này để biến mình thành một nhà thuyết khách, ngoại giao giỏi.
Kỹ năng xử lý tình huống
Trong một tập thể, một tổ chức thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi có những lúc mâu thuẫn giữa nhân viên hay lãnh đạo với nhân viên. Khi đó, một người quản lý nhân sự sẽ cần phải linh hoạt để xử lý tình huống tránh ‘’bằng mặt không bằng lòng’’ vì nếu không sẽ rất khó để doanh nghiệp phát triển.
Kỹ năng đọc vị tâm lý
Làm nghề quản lý nhân sự thì việc được học và thực hành các cách đọc vị tâm lý là bắt buộc. Nắm bắt tâm lý tốt sẽ giúp bạn đào sâu hơn về kỹ năng của ứng viên khi tuyển dụng. Đồng thời, bạn cũng có thể tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty trước nguy cơ ‘’nhảy việc’’.
Hơn hết, một người làm nhân sự cũng cần phải cho thấy sự hòa đồng, thân thiện để dễ dàng nắm bắt được tâm lý của nhân viên nhằm giải quyết kịp thời những hiểu lầm, khúc mắc.
Trên đây là 12 kỹ năng quản lý nhân sự hiệu quả cho nhà quản trị mà bạn nên biết. Mọi thông tin thú vị về nhân sự sẽ luôn được CoffeeHR cập nhật sớm nhất. Hãy truy cập website của chúng tôi để không bỏ lỡ nhé.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự
» Xem thêm:
- Hoạch định nguồn nhân lực là gì? Vai trò và Quy trình – CoffeeHR
- Top 11 Cách quản lý nhân viên hiệu quả cho các nhà quản trị
- Quản lý nhân sự là gì? Khái niệm và các kỹ năng cần có