OKR và KPI đều là công cụ rất quan trọng đối với quá trình vận hành và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên OKR và KPI có nhiều điểm khác biệt nhau, nhà lãnh đạo cần nắm rõ để ứng dụng hợp lý, mang lại kết quả tối ưu nhất trong quá trình đưa doanh nghiệp từng bước đi lên những tầm cao mới.
Định nghĩa về KPI
KPI là thuật ngữ viết tắt từ cụm từ Key Performance Indicators trong tiếng Anh. KPI dùng để chỉ tất cả các tiêu chí đánh giá hiệu suất làm việc thể hiện mức độ hiệu quả trong thực hiện công việc của doanh nghiệp, công ty, tổ chức hay cá nhân khi thực hiện mục tiêu. KPI được đề ra trong một khoảng thời gian nhất định, cụ thể.
Dựa trên KPI, doanh nghiệp vừa có thể dùng để đánh giá hiệu quả công việc của phòng ban, tổ chức mà còn dùng như một công cụ để so sánh thành tích giữa các cá nhân, phòng ban, tổ chức.
Để đo lường KPI một cách hiệu quả nhất, nhà quản trị doanh nghiệp cần:
- Xác định chính xác, rõ ràng và cụ thể mục tiêu chung của doanh nghiệp
- Dựa trên mục tiêu chung của doanh nghiệp, tiến hành đặt mục tiêu cho các phòng ban
- Thông báo minh bạch danh sách chỉ tiêu KPI đến tất cả nhân viên trong công ty
- Đánh giá mọi chỉ số KPI một cách khách quan, công bằng
» Xem thêm: MBO là gì? 6 Bước quy trình quản trị theo mục tiêu MBO
Ví dụ về KPI
Với mỗi ngành nghề, chỉ số KPI được linh hoạt thay đổi để phù hợp với đặc tính của ngành nghề đó. Thông thường, KPI được đo bằng các chỉ tiêu định lượng cụ thể, ví dụ:
- Ngành bán lẻ: Doanh số bán hàng của từng nhân viên, từng cửa hàng, từng điểm bán, từng đại lý,…
- Phòng kinh doanh: Doanh thu bán hàng, số lượng khách hàng đã mua/sử dụng/trải nghiệm sản phẩm, giá trị lâu dài của khách hàng, tổng số cuộc gọi tư vấn/chăm sóc khách hàng,…
- Ngành Công nghệ: Doanh thu bán hàng thu định kỳ hàng tháng/quý/năm, tỷ lệ giữ chân khách hàng, thời gian xử lý máy móc hư hỏng,…
- Ngành chăm sóc sức khỏe: Chi phí điều trị trung bình/bệnh nhân, thời gian bệnh nhân chờ để khám bệnh,…
- Phòng Nhân sự: Hiệu suất công việc của toàn thể nhân viên, tỷ lệ tuyển dụng nhân sự thành công, thời gian tuyển dụng trung bình, tỷ lệ hao mòn cơ sở vật chất thiết bị
ĐỌC THÊM: Tầm quan trọng của KPI đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Định nghĩa về OKR
OKR là thuật ngữ viết tắt từ cụm từ Objectives and Key Results trong tiếng Anh. OKR dùng để chỉ các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu trong một khuôn khổ thiết lập mục tiêu và đồng thời theo dõi kết quả của quá trình thực hiện các mục tiêu đặt ra. Mục tiêu OKR thường được đo lường trong một khoảng thời gian ngắn hạn.
Những chỉ tiêu thường dùng để xác định OKR mà các doanh nghiệp thường sử dụng:
- Tăng doanh thu định kỳ
- Cải thiện sự hài lòng của khách hàng
- Quy mô nhân sự và hiệu suất làm việc của nhân viên
- Tăng số lượng khách hàng được tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ
- Giảm số lượng lỗi dữ liệu trong toàn hệ thống
Ngày nay, khung mục tiêu OKR được nhiều “ông lớn” trên thế giới như Google Intel, Amazon, Spotify, LinkedIn,… ứng dụng nhằm quản lý quy trình thực hiện công việc của doanh nghiệp nhằm hướng đến các mục tiêu chung.
Ví dụ về OKR
Tại các doanh nghiệp, OKR được xây dựng căn cứ trên nền tảng các mục tiêu chính và chỉ tiêu thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Để thúc đẩy công ty và nhân viên có thể phát triển trong thời gian ngắn, doanh nghiệp đưa ra các mục tiêu OKR có tầm ảnh hưởng lớn.
ĐỪNG BỎ LỠ: Bách khoa toàn thư về OKR: Nhà quản trị đã hiểu rõ?
Tham khảo những ví dụ về OKR để hiểu rõ sự khác nhau giữa KPI và OKR:
- Mục tiêu: Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu ngành trên thị trường
- Kết quả thực hiện # 1: Đạt doanh thu 200 triệu đô
- Kết quả thực hiện # 2: Tăng 50% nhân viên lên
- Kết quả thực hiện # 3: Tăng vốn hóa thị trường đến mức đủ để vào S&P 500
- Mục tiêu: Phát triển công nghệ phần mềm
- Kết quả thực hiện # 1: Quy tụ thêm 15 chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo về doanh nghiệp
- Kết quả thực hiện # 2: Đầu tư thêm 700 triệu đô cho các hoạt động nghiên cứu, phát triển
- Kết quả thực hiện # 3: Triển khai nguyên mẫu vào cuối mỗi năm tài chính
- Mục tiêu: Tăng doanh thu hàng tháng thêm 20%
- Kết quả thực hiện # 1: Có thêm 40 khách hàng mới
- Kết quả thực hiện # 2: Tăng khách hàng tiềm năng lên mức 15%
- Kết quả thực hiện # 3: Tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên mức 80%
So sánh KPI và OKR: Điểm giống và khác nhau
Giống nhau
Cả OKR và KPI đều là những công cụ mà doanh nghiệp sử dụng nhằm mục tiêu đo lường hiệu suất công việc. OKR và KPI đều cần phải thể hiện rõ ràng, chính xác bằng những chỉ số nhất định thông qua việc đo lường cụ thể để dễ dàng đánh giá đúng – sai.
Thứ hai, OKR và KPI giống nhau ở quá trình kiểm soát và đánh giá liên tục trong quá trình thực hiện. Các tổ chức, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể sử dụng hai công cụ này cho các cấp độ từ trên xuống dưới.
Khác nhau
Mục đích sử dụng
KPI được thiết kế nhằm đo lường năng suất làm việc và hiệu quả công việc của nhân viên, thường sử dụng cho quá trình vận hành của các tổ chức có sự ổn định. Dựa trên KPI, việc đánh giá nhân viên trở nên minh bạch, khách quan và công bằng hơn vì kết quả được chứng minh bằng đầy đủ số liệu.
Trong khi đó OKR là căn cứ để doanh nghiệp đặt ra mục tiêu và xác định rõ cơ sở và kết quả cần đạt được cho mục tiêu đó. Các tổ chức, phòng ban, nhóm, cá nhân,… dễ dàng xác định các công việc ưu tiên để thực hiện. OKR được ví như kim chỉ nam trong những mục tiêu và kế hoạch dài hạn. Dựa trên đó, nhân viên sẽ biết rõ đích đến cuối cùng và hướng đi để không “chệch đường ray” trong quá trình làm việc.
OKR và KPI khác nhau về đơn vị đo lường và phạm vi. Hiểu một cách đơn giản thì OKR sẽ trả lời cho câu hỏi: “Mục tiêu của doanh nghiệp là gì? Làm thế nào để đạt được mục tiêu đó?”. Trong khi đó, KPI sử dụng để định lượng và đo lường bằng con số, được thực hiện đều đặn hàng ngày, tuần và tháng. KPI gắn liền với từng tổ chức, bộ phận và cá nhân nhất định.
Trọng tâm
Trọng tâm của OKR chính là mục tiêu (Objective). Vì thế, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu rõ ràng trước khi bắt tay vào thực hiện. Trong khi đó, trọng tâm của KPI là các chỉ số (Indicator). Các chỉ số của KPI là hướng đến kết quả đã đề ra, góp phần quan trọng vào việc đánh giá năng lực nhân viên.
OKR không phải là công việc hằng ngày như KPI
Nhìn nhận một cách tổng thể thì OKR là đích đến cuối cùng trong mỗi tổ chức. Muốn đạt được điều đó, tổ chức phải bám chặt vào KPI vì KPI có sự tác động và phục vụ cho việc hoàn thành OKR.
Doanh nghiệp nên chọn KPI hay OKR?
Các cấp lãnh đạo, nhà quản trị doanh nghiệp thường sử dụng KPI nhằm mục tiêu đo lường và nâng cao hiệu suất làm việc của các phòng ban, các bộ phận và cá nhân trong doanh nghiệp.
Không ít doanh nghiệp đã tiêu tốn một khoản tiền lớn cho việc xây dựng các chỉ tiêu KPI nhưng kết quả lại không được như mong đợi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại này nhưng yếu tố cốt lõi đến từ việc không xác định chính xác mục tiêu doanh nghiệp trong từng giai đoạn.
Trên thực tế, sử dụng OKR cũng rất cần thiết và phù hợp nếu doanh nghiệp của bạn đang cần thay đổi phạm vi kinh doanh, cần ra mắt sản phẩm mới hoặc đơn giản là công ty công nghệ. Vì sao? đây là những lĩnh vực yêu cầu R&D rất cao và doanh nghiệp nếu muốn thích ứng với thị trường cần phải nhanh chóng thay đổi mô hình.
Trong khi đó, các công ty cần định hướng dài hạn và cần đo lường hiệu quả công việc theo ngày, tuần, tháng thì dùng KPI sẽ hợp lý hơn. Tốt nhất, doanh nghiệp nên có sự linh hoạt trong việc kết hợp OKR và KPI để giúp việc vận hành được hiệu quả hơn.
Qua bài viết này, có lẽ bạn đã hiểu rõ về OKR và KPI – hai công cụ quan trọng mà doanh nghiệp cần ứng dụng để đo lường hiệu suất công việc cho các cấp độ từ trên xuống dưới trong các tổ chức, doanh nghiệp. Việc kết hợp đồng thời OKR và KPI giúp các nhà quản trị quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn, đi đúng định hướng đã đặt ra để gặt hái nhiều thành tựu to lớn.
Xem thêm video So sánh mục tiêu của OKR và KPI
LIÊN HỆ
CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu Quản trị nhân sự cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự