Công tác review, đánh giá năng lực nhân sự cần được thực hiện định kỳ để bám sát tiến độ làm việc, theo dõi chất lượng, năng lực làm việc của nhân sự. Các phần mềm đánh giá nhân viên là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp doanh nghiệp đảm bảo hoạt động này diễn ra chính xác, hiệu quả. Vậy thế nào là phần mềm đánh giá nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp? Hãy cùng CoffeeHR tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé!
Đánh giá năng lực nhân viên cần dựa trên tiêu chí nào?
Đánh giá năng lực nhân viên là gì? Đánh giá năng nhân sự là hoạt động nhận xét, góp ý về vốn hiểu biết, kỹ năng và thái độ trong công tác làm việc của mỗi đối tượng. Thông qua việc đánh giá, nhận xét khả năng làm việc nhân sự, nhà quản lý sẽ cân nhắc đúng sự hiệu quả của người làm công ăn lương. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có những căn cứ, số liệu để tạo điều kiện và thanh toán lương đúng với năng lực của nhân sự.
Đánh giá năng lực nhân viên hay còn gọi là đánh giá ASK. Đây là phương pháp đánh giá phổ biến được doanh nghiệp áp dụng, bao gồm: Attitude – Thái độ, Skill – Kỹ năng và Knowledge – Kiến thức.
Tùy vào mỗi doanh nghiệp mà có các tiêu chí đánh giá nhân viên khác nhau. Dưới đây là 2 tiêu chí thường được doanh nghiệp áp dụng.
- Đánh giá theo mục tiêu
- Đánh giá theo hình thức
Đánh giá theo mục tiêu
Đây có thể xem là phương pháp đánh giá công bằng nhất, bao gồm các mục tiêu cụ thể như:
- Đánh giá theo mục tiêu hành chính: đánh giá tỷ lệ hoàn thành công việc thông qua hệ thống KPI đã được đưa ra từ trước. Dựa vào kết quả của công việc được hoàn thành để đánh giá năng lực của từng cá nhân cũng như chỉ số KPI để có cơ sở xét khen thưởng, kỷ luật…
- Đánh giá theo mục tiêu phát triển: xem xét mục tiêu phát triển dài hạn và ngắn hạn của một nhân sự và quy định các chỉ số đánh giá một cách rõ ràng. Từ đó nhân viên sẽ tích cực phát triển để đạt được mục tiêu đề ra.
- Đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành công việc: Mức độ hoàn thành công việc là tín hiệu để người quản lý đánh giá chuẩn nhất về năng lực làm việc của nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở dữ liệu để đánh giá trình độ nhân sự của tổ chức và đưa ra những kế hoạch đào tạo, nâng cao kỹ năng cho nhân viên.
Đánh giá theo hình thức
- Đánh giá theo cấp bậc: là phương pháp đánh giá nhân viên đơn giản nhất trong các phương pháp hiện hành và được áp dụng nhiều cho các công ty có quy mô nhỏ. Nhà quản lý chỉ cần so sánh hiệu quả làm việc của các nhân viên, sau đó xếp hạng từ người tốt nhất đến yếu nhất hoặc ngược lại. Những tiêu chí xếp hạng bao gồm: doanh số, chất lượng tuyển dụng; ngân sách tiết kiệm hằng năm…
- Đánh giá nhân viên ngang cấp: Những nhân viên có cùng cấp bậc sẽ tự đánh giá lẫn nhau dựa trên các tiêu chí chung mà doanh nghiệp xây dựng.
- Đánh giá nhân viên toàn diện: Phương pháp này không chỉ gói gọn trong nội bộ doanh nghiệp mà sẽ lấy dữ liệu từ nhiều nguồn ý kiến như khách hàng, quản lý, đồng nghiệp, nhân viên tự đánh giá,… Qua đó nhà quản lý có thể nhìn nhận và đưa ra những đánh giá đầy đủ, khách quan, công bằng.
4 Công cụ đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên
Hiện nay có rất nhiều phần mềm đánh giá nhân viên để doanh nghiệp lựa chọn, dưới đây là 4 công cụ phổ biến nhất:
Quản trị mục tiêu OKR
Viết tắt của từ Objectives and Key Results, OKR là công cụ được triển khai nhằm hỗ trợ việc quản lý mục tiêu, đảm bảo việc hợp tác giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra xuyên suốt, đo lường các đóng góp của cá nhân để giúp tổ chức phát triển. Nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng phương pháp này như Twitter, Google,… và hiện đang bắt đầu được áp dụng tại một số tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam.
Đây là phương pháp tập trung vào những thứ phải hoàn thành thay vì đánh giá dựa vào quá trình hoặc cách thức làm việc. Các thành tố trong OKR có thể được trình bày như:
OKR = | Objective (Mục tiêu) + | Key Result (Hiệu quả then chốt) |
Như vậy, khi doanh nghiệp đặt mục tiêu theo OKR sẽ giúp các cá nhân và tổ chức quản lý mục tiêu một cách hiệu quả hơn, từ đó đảm bảo việc phối hợp giữa các cá nhân trong tổ chức được diễn ra xuyên suốt, đồng thời đo lường được các đóng góp để giúp tổ chức phát triển.
Tìm hiểu thêm: Cách thiết lập OKR hiệu quả
Chỉ số đo lường hiệu quả KPI
KPIs (Key Performance Indicators) là chỉ số đánh giá thực hiện công việc, là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc. Doanh nghiệp xây dựng các tiêu chí đánh giá và KPI và kết quả được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, các định lượng, tham số. Từ đó phản ánh hiệu quả làm việc, hoạt động của từng cá nhân, phòng ban trong doanh nghiệp.
Trong thực tế quản trị doanh nghiệp, KPIs được sử dụng để đánh giá sự thành công trong việc đạt được các mục tiêu quan trọng. Một khi hoàn thành hoặc vượt chỉ tiêu KPI thì doanh nghiệp được xem như thành công. Ngược lại, doanh nghiệp cần điều chỉnh và nâng cao hiệu suất làm việc khi tỉ lệ đạt KPI thấp hơn mong muốn. Đây cũng là phương pháp đánh giá nhân sự phổ biến hiện nay.
Việc đánh giá KPI thường cồng kềnh và mất nhiều thời gian do cần xây dựng các bộ tiêu chí khác nhau tùy vào từng vị trí công việc, phòng ban, bộ phận,… Do đó, các doanh nghiệp thường áp dụng phần mềm đánh giá KPI. Nổi bật là phần mềm KPI CoffeeHR với nhiều tính năng:
- Xây dựng bộ tiêu chí đa dạng cho từng đối tượng
- Quy trình đánh giá chuyên nghiệp: Nhân viên tự đánh giá -> quản lý đánh giá ->…
- Liên kết dữ liệu đa chiều: doanh số, tỷ lệ hoàn thành công việc,…
- Xây dựng các công thức tính KPI linh hoạt
- Đưa kết quả về thang điểm, tỉ lệ phần trăm hay xếp loại A, B, C,..
- Liên kết và tự động tính lương KPI, tính lương 3P,…
Thẻ điểm cân bằng
Thẻ điểm cân bằng (Balanced ScoreCard – BSC) là một tập hợp các thước đo, giúp quản lý cấp cao nhanh chóng hình thành cái nhìn toàn diện về tình hình doanh nghiệp. Hệ thống đo lường thành quả được thiết lập trên các khía cạnh: khách hàng, tài chính, hoạt động nội bộ, đào tạo và phát triển. Thẻ điểm cân bằng cũng cho phép doanh nghiệp tổng hợp thông tin trong một báo cáo duy nhất, giúp nhà quản trị hiểu rõ hơn về dịch vụ và chất lượng. Từ đó doanh nghiệp có kế hoạch cải tiến hiệu quả.
Bảng xếp hạng hiệu suất
Với cách đánh giá này, nhà quản trị sẽ so sánh kết quả hiệu suất làm việc của nhân viên và xếp hạng từ cao xuống thấp. Các tiêu chí xếp hạng có thể là doanh số, chất lượng tuyển dụng; ngân sách tiết kiệm hằng năm… tùy vào bộ tiêu chí của doanh nghiệp. Qua đó, nhà quản trị có các căn cứ để trao thưởng, tăng lương, nhân viên cũng được khích lệ, nâng cao tinh thần làm việc.
5 Tiêu chí của phần mềm đánh giá nhân sự hiệu quả
Như đã đề cập, phần mềm đánh giá nhân sự chỉ hoạt động hiệu quả khi phần mềm đảm bảo được các yếu tố về chức năng, thao tác, được áp dụng đúng đối tượng. Vậy đâu là các tiêu chí lựa chọn một phần mềm đánh giá nhân sự hiệu quả? Cùng xem danh sách tiêu chí dưới đây nhé:
- Giao diện thân thiện: Phần mềm có giao diện dễ sử dụng, dễ thao tác sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo cho doanh nghiệp
- Phần mềm cung cấp quyền đánh giá linh hoạt: Nhân viên tự đánh giá, quản lý bộ phận, Ban giám đốc đánh giá…
- Phần mềm hỗ trợ đánh giá trên nhiều thiết bị khác nhau như laptop, PC, điện thoại,…
- Phần mềm cung cấp các báo cáo nhanh chóng, chính xác, hợp lý, giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhân sự
- Phần mềm phù hợp với nhiều doanh nghiệp khác nhau
Đào tạo và đánh giá nhân sự toàn diện với phần mềm đánh giá năng lực CoffeeHR
Top các phần mềm đánh giá nhân viên tốt nhất hiện nay
Phần mềm đánh giá nhân sự là gì? Các hệ thống, công cụ đánh giá nhân sự thủ công thường cồng kềnh và tốn thời gian. Phần mềm đánh giá nhân viên là công cụ giúp tự động hóa, tối ưu và tiết kiệm nguồn lực cho doanh nghiệp.
Phần mềm CoffeeHR
Với hệ thống tiêu chí, dữ liệu liên kết đa chiều, các line đánh giá công bằng, chính xác, các phần mềm đánh giá nhân viên CoffeeHR giúp hạn chế đánh giá theo cảm tính. Kết quả, năng lực làm việc của nhân viên được thể hiện qua các chỉ số, tỷ lệ giúp nhà quản trị có đầy đủ cơ sở, dễ dàng đánh giá nhân viên, khen thưởng, tăng lương hay điều chuyển công việc.
Phần mềm đánh giá nhân viên Coffeehr
>>> Xem thêm: Phần Mềm HRM Là Gì? 5 Điều Cần Biết Khi Sử Dụng
Phần mềm Geckoboard
Phần mềm tiếp theo bạn có thể cân nhắc là Geckoboard – phần mềm đánh giá năng lực nhân viên tương đối chuyên nghiệp với khả năng kết hợp dữ liệu tốt và tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau vào một nền tảng. Đây là giải pháp quản lý nhân viên tập trung giúp bạn quản lý chất lượng hoạt động kinh doanh, đầu tư, marketing, bán hàng,… của toàn công ty. Geckoboard đã được hàng nghìn đơn vị, tổ chức trên thế giới tin dùng.
Phần mềm Zoho
Zoho được biết đến là một phần mềm CRM dành cho doanh nghiệp tương đối toàn diện, ngoài ra Zoho còn tích hợp tính năng đánh giá nhân sự giúp các công ty tối đa hóa hiệu quả làm việc của nhân viên.
Phần mềm SimpleKPI
SimpleKPI được biết đến là phần mềm đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên theo mô hình KPI rất đơn giản và dễ sử dụng. Phần mềm này có đầy đủ các tính năng cho phép các công ty theo dõi các số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh của họ.
Người quản lý có thể đánh giá hiệu suất của nhân viên theo cá nhân, theo nhóm hoặc theo bộ phận. Ngoài ra, công cụ này còn có các báo cáo trực quan và chi tiết về hoạt động chung của toàn công ty.
5 Lợi ích của phần mềm đánh giá nhân viên
Không thể phủ nhận rằng so với các phương pháp truyền thống, việc áp dụng các phần mềm đánh giá năng lực nhân viên đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích nổi bật:
- Đưa ra kết quả chính xác, minh bạch
- Tiết kiệm thời gian và nhân lực
- Xây dựng chính sách lương, thưởng công bằng, khách quan từ kết quả đánh giá nhân viên
- Xác định được điểm mạnh, điểm yếu, năng lực làm việc của nhân viên để xây dựng kế hoạch đào tạo, phát triển phù hợp.
- Giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách về nhân sự tốt hơn
Doanh nghiệp nào cần dùng phần mềm đánh giá nhân viên?
Các phần mềm đánh giá nhân viên đã được áp dụng phổ biến, dẫu vậy để đạt được hiệu quả tốt nhất thì phần mềm phải phù hợp với đối tượng sử dụng. Dưới đây là một số loại hình doanh nghiệp nên sử dụng các phần mềm đánh giá năng lực nhân viên:
Doanh nghiệp muốn tăng trưởng
Để tăng trưởng tốt thì các doanh nghiệp cần xây dựng các mục tiêu và quản trị các mục tiêu ấy theo những giai đoạn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Các phương pháp đánh giá KPI sẽ đưa ra những số liệu cụ thể. Sử dụng các công cụ đánh giá hiệu quả công việc sẽ giúp doanh nghiệp nhìn nhận rõ hơn về hiệu suất làm việc của nhân viên, mức độ hoàn thành mục tiêu của tổ chức để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững
Để phát triển bền vững thì doanh nghiệp cần có yếu tố nguồn lực đảm bảo, cùng với quản trị tốt nhiều mục tiêu đã đề ra: mục tiêu về doanh số, mục tiêu về nhân sự, quy mô, trình độ nhân sự…
Những công cụ đánh giá nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp quản trị được các yếu tố này, đồng thời nắm bắt được năng lực nhân viên để có các kế hoạch đào tạo, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, hướng đến phát triển bền vững.
Doanh nghiệp đề cao chiến lược phát triển
Nhân lực là lực lượng nòng cốt và trực tiếp thực thi các chiến lược của doanh nghiệp. Các phương pháp quản trị mục tiêu OKR, KPIs rất thích hợp để doanh nghiệp áp dụng nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc, quản lý mục tiêu cá nhân của nhân sự nhằm hướng đến mục tiêu chung của tổ chức.
Các phương pháp này, đặc biệt là OKR, sẽ giúp gắn kết nhân sự và doanh nghiệp tốt hơn, tạo nên văn hóa làm việc tích cực, đồng thời thu hút các nguồn nhân tài từ bên ngoài gia nhập xây dựng tổ chức, thực hiện các chiến lược đã đề ra.
TẠM KẾT
Ngày nay, nền kinh tế đang có tốc độ tăng trưởng cao và hướng tới toàn cầu hóa nhiều hơn. Mức độ cạnh tranh cũng ngày một nâng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để gia tăng cơ hội trên thị trường. Việc đánh giá năng lực nhân sự chính xác, công bằng sẽ góp phần xây dựng nên một lộ trình rõ ràng. Nhờ đó tạo nên các giá trị hữu ích nhất cho các chiến lược của doanh nghiệp.
Với bài viết và các thông tin mà CoffeeHR đưa đến, hi vọng là nguồn tham khảo hữu ích để các doanh nghiệp lựa chọn được phần mềm đánh giá nhân sự phù hợp. Với CoffeeHR, chúng tôi mang tới hệ thống quản trị và đánh giá nhân sự chuyên sâu: đánh giá KPI, đánh giá năng lực theo dạng chuyên gia, ASK,… sẽ giúp ích doanh nghiệp trong công tác quản trị nguồn nhân lực. Giải pháp của chúng tôi đã được vận hành tại nhiều tập đoàn lớn: SHB Bank, Traphaco, Dược phẩm Tân Bình, Lotte Finance, Hệ thống cửa hàng Vua Nệm,…
Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự
» Tham khảo thêm:
- Top 12 Phần mềm quản lý dữ liệu tốt nhất 2022 – CoffeeHR
- Phần Mềm HRM Là Gì? 5 Điều Cần Biết Khi Sử Dụng
- Các Bước Giúp Phát Triển Nguồn Nhân Lực Trong Doanh Nghiệp
- Tại sao phải xây dựng đội ngũ kế thừa? Tầm quan trọng là gì?