Doanh nghiệp sử dụng nhân lực để cạnh tranh và nâng cao giá trị của mình trước các đối thủ. Vì vậy, làm sao để tận dụng và khai thác tối ưu nguồn nhân lực luôn là vấn đề được các doanh nghiệp đặt trọng tâm. Vậy phát triển nguồn nhân lực là gì? Chiến lược phát triển hiệu quả là như nào? Hãy cùng CoffeeHR giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Phát triển nguồn nhân lực là gì?
Phát triển nguồn nhân lực là tập hợp các hoạt động được tổ chức trong khoảng thời gian nhất định để đào tạo kiến thức, kỹ năng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của nhân viên theo hướng tích cực. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng lao động và hiệu quả công việc, hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Vậy phát triển nguồn nhân lực gồm ba hoạt động chính là giáo dục, đào tạo và phát triển.
- Giáo dục: là hoạt động chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết cho nhân lực trước khi chính thức vào công việc hoặc chuyển sang ngành nghề khác. Đây được coi là bước nền tảng và cốt lõi nhất, bắt đầu từ xây dựng tư duy suy nghĩ cho nhân viên.
- Đào tạo: Đào tạo nhằm giúp nhân viên thực hiện chức năng, xử lý công việc của mình hiệu quả hơn. Từ đó nhân viên học được và nắm vững những kiến thức, kỹ năng để áp dụng vào thực tế công việc. Đồng thời, nhân viên cũng nâng cao được trình độ để đem lại hiệu quả công việc cao hơn.
- Phát triển: đây là quá trình đào tạo các hoạt động vượt ra ngoài chức năng, nhiệm vụ công việc của nhân viên. Dựa trên định hướng tương lai của công ty và năng lực cá nhân mỗi người sẽ có những quy trình phát triển khác nhau. Quá trình này có thể tạo ra nhiều cơ hội phát triển mới.
Vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực
Abraham Lincoln từng nói: “Nếu cho tôi 6 giờ để đốn hạ một cái cây, tôi sẽ dành 4 giờ đầu để mài sắc lưỡi rìu.” Phát triển nguồn nhân lực như “mài sắc lưỡi rìu”, đóng vai trò cốt lõi cho sự phát triển của bản thân nhân viên và doanh nghiệp. Vậy phát triển nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng như nào đối với doanh nghiệp và người lao động?
Đối với doanh nghiệp
- Nâng cao chất lượng công việc, hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp
- Duy trì và nâng cao năng lực cốt lõi của nguồn nhân lực của doanh nghiệp
- Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp xúc với tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động kinh doanh
- Tạo sự cam kết với nhân sự lâu dài
- Tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ với các doanh nghiệp khác
- Tiết kiệm chi phí và tài nguyên cho doanh nghiệp vì không cần đổi mới nhân sự quá nhiều vì năng lực không thích ứng
Đối với người lao động
- Tạo sự kết nối vững chắc giữa người lao động và doanh nghiệp.
- Tăng sự chuyên nghiệp trong công việc cho người lao động
- Tăng khả năng thích ứng của người lao động với công việc ở hiện tại và tương lai.
- Phát huy sự sáng tạo của người lao động.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển kĩ năng và kiến thức của người lao động.
Chính sách của phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam
Để có chiến lược phát triển nhân sự hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo sự phân bổ nhân lực với số lượng và chất lượng cụ thể. Bên cạnh đó, các nhà quản lý phải hỗ trợ nâng cao kiến thức chuyên môn để phát triển người lao động.
Đảm bảo về số lượng và cơ cấu
Doanh nghiệp cần đảm bảo về số lượng và cơ cấu nhân lực để phù hợp với mục tiêu và định hướng của mình. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần bám sát vào mục tiêu, yêu cầu công việc và yêu cầu năng lực của nhân viên. Ngoài ra, quy trình công nghệ mà doanh nghiệp chuẩn bị cũng phải phù hợp. Dựa vào những yếu tố đó để đưa ra phân bổ nguồn lực về số lượng và cơ cấu bao gồm độ tuổi, giới tính và trình độ tại các bộ phận trong doanh nghiệp.
Sự phát triển quá nhiều hoặc quá ít đều dẫn gây trở ngại nhất định trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực với quy mô và cơ cấu lao động phù hợp giúp doanh nghiệp tận dụng tối ưu nguồn lao động. Ngoài ra sẽ thúc đẩy được sự phát triển tích cực của người lao động. Vì vậy, quy mô và cơ cấu nhân lực sẽ phải thay đổi linh hoạt với mục tiêu, yêu cầu và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
Thúc đẩy động lực của nhân viên
Để phát triển nguồn nhân lực về mặt đạo đức và tác phong làm việc, doanh nghiệp cần xây dựng những phẩm chất xã hội cơ bản như: tự kỷ luật tự giác, tinh thần hợp tác, say mê công việc, khả năng thích nghi, sáng tạo, năng động trong công việc.
Động cơ làm việc tích cực sẽ thúc đẩy người lao động cống hiến tạo dựng giá trị, xem sự phát triển doanh nghiệp như sự phát triển của cá nhân mình để phát huy hết khả năng của mình.
Phát triển trình độ chuyên môn và kỹ năng
Trình độ chuyên môn là kiến thức cốt lõi để đảm nhận các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động khác. Thông qua quá trình giáo dục và đào tạo, các kiến thức chuyên môn sẽ được trau dồi và nâng cao hơn. Doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn để cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng nhân viên.
Phát triển trình độ kỹ năng là yếu tố mấu chốt trong phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Nếu người lao động đạt được trình độ chuyên môn cao nhưng thiếu đi kỹ năng và sự lành nghề cần thiết thì sẽ không thể hoàn thành tốt công việc của mình trong thực tiễn được.
Ngày nay, khi cách mạng công nghiệp nổi lên mạnh mẽ, các tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực cũng được nâng cao. Tuy Việt Nam dồi dào nguồn nhân lực nhưng đang ở giai đoạn quá độ, có sự chuyển đổi từ nguồn nhân lực giá rẻ sang chất lượng cao. Vì thế, việc trang bị kỹ năng và kiến thức cần thiết là điều vô cùng quan trọng đối với người lao động để linh hoạt hòa nhập với sự phát triển của xã hội và sự chuyển đổi nhanh chóng trong kỷ nguyên số.
Nội dung phát triển nguồn nhân lực
Việc phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp quá nhiều hoặc ít sẽ gây ra việc thiết hụt hoặc dư thừa. Điều này gây cản trở việc dùng nguồn nhân lực
Doanh nghiệp có quy mô và cơ cấu lao động thích hợp sẽ sử dụng người lao động hiệu qủa và tạo động lực tinh thần của họ. Cơ cấu nguồn nhân lực cần thay đổi với chiến lược và mục tiêu kinh doanh mang ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp.
Các bước đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn đóng vai trò rất cần thiết để tạo ra đột phá trong hoạt động kinh doanh.
Phân tích nguồn nhân lực hiện tại của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần có sự phân tích ban đầu dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có cái nhìn khách quan về hiện trạng nguồn nhân lực chung. Từ đó có định hướng sắp xếp nguồn nhân lực sao cho phù hợp và lên kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực có sẵn.
Ổn định, duy trì và lên kế hoạch phát triển nguồn nhân lực hiện có
Doanh nghiệp luôn phải tận dụng nguồn lực sẵn có để phát triển. Các công việc cần thực hiện là sàng lọc, đào tạo, đưa ra chương trình bồi dưỡng và phúc lợi hấp dẫn để thúc đẩy nhân viên làm việc đáp ứng các yêu cầu mà doanh nghiệp đề ra.
Thực hiện các chính sách thu hút nhân tài
Doanh nghiệp phải đưa ra các chính sách và đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân tài. Cụ thể như: môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ tốt, mức lương và phúc lợi ổn định.
Doanh nghiệp có thể thực hiện các chính sách thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau như liên kết với trường đại học, trung tâm, các hội nhóm, website tuyển dụng uy tín,…
Xem thêm Video Bài học về đào tạo phát triển nguồn nhân lực
7 Bước của quy trình phát triển nguồn nhân lực
Doanh nghiệp có thể áp dụng quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định mục tiêu đào tạo.
- Bước 2: Xác định nhu cầu nguồn nhân lực.
- Bước 3: Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực.
- Bước 4: Xác định quy mô nguồn nhân lực.
- Bước 5: Xây dựng chương trình đào tạo.
- Bước 6: Tiến hành đào tạo nhân sự.
- Bước 7: Đánh giá quy trình.
Tóm lại, phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách đào tạo và bồi dưỡng thêm nhiều nhân tài cho doanh nghiệp. Điều này tạo nên sự vững chắc và tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn.
LIÊN HỆ
CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu Quản trị nhân sự cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự
» Tham khảo thêm:
- Khung năng lực là gì? Cách xây khung năng lực cho nhà quản trị
- Định biên nhân sự là gì? 5 Bước xây dựng định biên nhân sự
- Lộ trình thăng tiến là gì mà cần thiết ? 5 bước Xây dựng lộ trình công danh
- 8 Cách xây dựng bộ quy tắc ứng xử trong doanh nghiệp – CoffeeHR