Tổng hợp các phương pháp phỏng vấn phổ biến trong tuyển dụng

phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp phỏng vấn chuyên nghiệp là một trong những cách giúp chọn được các ứng viên phù hợp. CoffeeHR chia sẻ đến quý nhà tuyển dụng 11 phương pháp phỏng vấn mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình tuyển và lựa chọn ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn là gì?

Phỏng vấn là phương pháp khoa học với cách thức người nghiên cứu đưa ra một  loạt những câu hỏi để người được phỏng vấn trả lời. Các câu hỏi của người nghiên cứu sẽ được xác định, cụ thể, rõ ràng để có thể thu thập được thông tin, dùng cho mục đích nghiên cứu của mình.

Phương pháp phỏng vấn là gì?
Phương pháp phỏng vấn là gì?

Phương pháp phỏng vấn tuyển dụng là cách nhà tuyển dụng và ứng viên vấn đáp gián tiếp (qua internet, điện thoại) hoặc trực tiếp. Điều này nhằm chọn được ứng viên phù hợp với vị trí tuyển dụng của doanh nghiệp.

Mục đích của cuộc phỏng vấn:

  • Chọn được ứng viên có đủ khả năng và kinh nghiệm để đảm nhiệm vị trí phù hợp trong công ty.
  • Hiểu rõ hơn về các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ứng viên nhằm xem xét sự phù hợp của người đó với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, hướng đến việc hợp tác lâu dài cùng công ty và khả năng thăng tiến.
  • Nắm rõ các tính cách, kỹ năng, ưu điểm, ngoại hình và các mối quan hệ của ứng viên để đánh giá sự phù hợp của họ với văn hóa doanh nghiệp.

Như vậy, mục đích chủ yếu và quan trọng của buổi phỏng vấn là tuyển chọn được các ứng viên có khả năng làm việc ở hiện tại. Đồng thời, đáp ứng được những công việc của doanh nghiệp trong tương lai.

Sau đây là tổng hợp các phương pháp phỏng vấn thường thấy khi tuyển dụng

11 Phương pháp phỏng vấn hiệu quả

Sau đây, CoffeeHR sẽ chia sẻ đến bạn đọc các phương pháp phỏng vấn hiệu quả. Những phương pháp này sẽ giúp nhà tuyển dụng dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định chọn lựa ứng viên phù hợp cho mình.

4 Phương pháp phỏng vấn theo nội dung

Phỏng vấn theo hành vi – Behavior- based interview

Phương pháp phỏng vấn theo hành vi (Behavior- based interview) hay còn được biết đến với cái tên phỏng vấn năng lực đặt câu hỏi. Phương pháp này vận hành theo mô hình STAR: Situation – Tình huống; Task – Nhiệm vụ; Action – Hành động và Result – Kết quả.

phỏng vấn theo hành vi
Phương pháp phỏng vấn theo hành vi hay còn gọi là phỏng vấn năng lực đặt câu hỏi

Đây là phương pháp phỏng vấn dựa trên các lập luận về những hành vi đã xảy ra sẽ phản ánh đến hành vi trong tương lai. Ở hình thức này, người phỏng vấn sẽ đưa ra những đánh giá về các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, teamwork,… Qua đó, nhà tuyển dụng sẽ thấy được những yếu tố phù hợp của ứng viên với vị trí tuyển dụng.

Song, với hình thức phỏng vấn này, một số ứng viên sẽ có thể lách luật một cách dễ dàng. Cụ thể, đối với những người đã có sự chuẩn bị từ trước và kỹ năng ăn nói tốt sẽ để lại ấn tượng với người phỏng vấn, và họ cũng có thể “nổ” về quá khứ.

Ngược lại, với những ứng viên có năng lực làm việc giỏi nhưng không hoạt ngôn sẽ gặp khó khăn khi bộc lộ những thành tựu đã đạt được, khiến nhà tuyển dụng không đánh giá cao về họ.

Phỏng vấn tình huống – Case interview

phương pháp phỏng vấn hành vi, ứng viên được tạo điều kiện tốt để có sự chuẩn bị từ trước, dễ dàng vượt qua. Còn đối với hình thức phỏng vấn tình huống, người phỏng vấn sẽ có thể kiểm tra được phản xạ và tính cách thật của ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ có thể dựa trên đó mà đánh giá được các kỹ năng hiểu vấn đề, thấy được tư tưởng và cách xử lý tình huống của họ.

phỏng vấn tình huống
Các ứng viên sẽ thể hiện kỹ năng giải quyết vấn đề qua câu hỏi tình huống

Các tình huống phỏng vấn sẽ được xây dựng trên trách nhiệm, quyền hạn, mối quan hệ và kỹ năng giải quyết vấn đề khi ứng viên đối mặt với các sự việc thực tế xảy ra tại doanh nghiệp.

Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn tình huống có một nhược điểm nhỏ là chỉ nhìn nhận được kỹ năng của ứng viên, chưa thể đánh giá đâu mới là người được chọn. Do vậy, nhà tuyển dụng sẽ cần phải áp dụng thêm những phương pháp khác.

» Tham khảo: 7 Mẫu bảng mô tả công việc chi tiết cho các ngành nghề thông dụng

Phỏng vấn gây áp lực – Stress interview

Cách thức phỏng vấn gây áp lực hay còn được nhắc đến là phương pháp phỏng vấn căng thẳng. Nhà tuyển dụng sẽ liên tục đặt câu hỏi về khả năng của ứng viên, cắt ngang và hỏi vặn, yêu cầu đưa ra những số liệu cụ thể,…

Đây là phương pháp phỏng vấn khiến không ít ứng viên lộ tính cách và năng lực thật của bản thân. Người phỏng vấn sẽ tìm mọi cách để tìm sơ hở của người ứng tuyển ngay trong buổi phỏng vấn. Điều này giúp nhà tuyển dụng sẽ có được sự sàng lọc ứng viên chất lượng nhất.

Phần lớn phương thức phỏng vấn này được các nhà tuyển dụng áp dụng đối với những người ứng tuyển vị trí cao trong doanh nghiệp. Có thể kể đến như giám đốc, quản lý, giám sát hoặc một số vị trí đòi hỏi áp lực cao như thiết kế thời trang, creative,…

phỏng vấn gây áp lực
Câu hỏi phỏng vấn gây áp lực áp dụng đối với vị trí tuyển dụng cấp cao

Điểm mạnh của phương pháp phỏng vấn gây áp lực là giúp nhà tuyển dụng nắm bắt tâm lý của ứng viên khi đứng trước áp lực. Tuy nhiên, đây cũng là phương pháp phỏng vấn khiến ứng viên không có thiện cảm với doanh nghiệp.

» Đừng bỏ lỡ: Đánh giá nhân viên: Tự động hóa và Tăng độ chính xác bằng CoffeeHR

Phỏng vấn mẹo – Puzzle interview

Không ít lần nhà tuyển dụng phải thay đổi các câu hỏi phỏng vấn đơn điệu bằng những câu khó tưởng, thử thách tài trí của ứng viên. Phương pháp này được nhiều ông lớn trên thế giới sử dụng và trở thành trào lưu.

Cụ thể, Google và Apple là hai tập đoàn nổi tiếng với lối phỏng vấn thường đưa ra những câu hỏi “khó đỡ” khi muốn kiểm tra tính sáng tạo của riêng từng người. Những công việc cần áp dụng phương pháp phỏng vấn này thường là vị trí có sự đòi hỏi về tính sáng tạo, nhanh nhẹn như marketing hay truyền thông.

Phương pháp phỏng vấn mẹo
Phương pháp phỏng vấn mẹo được nhiều ông lớn trên thế giới sử dụng và trở thành trào lưu

» Xem thêm: Trọn bộ mẫu thư trả lời ứng viên chuyên nghiệp cho các HR

3 Phương pháp phỏng vấn theo hình thức

Phỏng vấn trực tiếp – Face to face interview

Cách thức phỏng vấn trực tiếp thường được áp dụng nhiều trong quá trình tuyển dụng. Cuộc trao đổi trực tiếp giữa ứng viên và người phỏng vấn sẽ là điều kiện để thể hiện rõ nhất thái độ của người đối diện cũng như các đặc điểm liên quan đến kỹ năng mềm trong giao tiếp.

phỏng vấn trực tiếp
Hình thức phỏng vấn trực tiếp luôn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn

Ưu điểm của hình thức phỏng vấn trực tiếp là chọn lựa được ứng viên đúng tiêu chuẩn mà nhà tuyển dụng cần. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức phỏng vấn này là gây mất thời gian và công sức. Đặc biệt, đối với các công ty đang áp dụng theo quy trình tuyển dụng thì cần trải qua nhiều vòng phỏng vấn khác nhau.

Phỏng vấn qua điện thoại – Phone interview

phỏng vấn qua điện thoại
Phỏng vấn qua điện thoại được nhiều doanh nghiệp áp dụng trong thời kỳ Covid

Khác với phỏng vấn trực tiếp, hình thức phỏng vấn qua điện thoại giúp nhà tuyển dụng không mất nhiều thời gian. Nhưng, nhược điểm của hình thức này là nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng bị đánh lừa bởi ứng viên. Người trả lời phỏng vấn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc nhờ người giúp đỡ.

Ngoài ra, phỏng vấn theo hình thức này, nhà tuyển dụng cũng không thể quan sát hay đánh giá ngoại hình của ứng viên.

Phỏng vấn qua Internet – Online interview

Sự phát triển của công nghệ là yếu tố lớn tác động vào thói quen sống và công việc. Do đó, nhiều tổ chức tuyển dụng đã sử dụng hình thức phỏng vấn online thông qua mạng xã hội như zalo, skype,… hoặc các công cụ, ứng dụng chuyên dùng cho video.

phỏng vấn thông qua mạng xã hội
Nhiều tổ chức tuyển dụng đã sử dụng hình thức phỏng vấn thông qua mạng xã hội

Điểm tối ưu của hình thức này là tiết kiệm thời gian và cách thức vận hành hiện đại. Song, đây lại là phương pháp không mang lại hiệu quả trong đánh giá chính xác ứng viên như phương pháp phỏng vấn trực tiếp.

Phương pháp phỏng vấn theo số lượng

Phỏng vấn nhóm – Group interview

Hình thức phỏng vấn nhóm là xếp các ứng viên cùng tham gia vào chung một phòng hoặc bàn tròn để giải quyết một vấn đề trong khoảng thời gian cho phép. Cùng lúc đó, người tuyển dụng sẽ đứng ngoài để quan sát và đánh giá ứng viên.

Trong quá trình giải quyết vấn đề được đặt ra, các ứng viên sẽ thể hiện được khả năng nắm bắt, hiểu vấn đề, khả năng phân tích, thuyết phục người khác và khả năng trình bày của mình hoặc cướp lời của đối thủ.

phỏng vấn nhóm
Hình thức phỏng vấn nhóm là điều kiện để ứng viên thể hiện bản thân

Phương pháp này thường được áp dụng vào vị trí tuyển dụng có đặc điểm giao tiếp nhiều hoặc cấp lãnh đạo.

Phỏng vấn cá nhân – Personal Interview

Phỏng vấn cá nhân là hình thức thường thấy nhất, người ứng viên sẽ trực tiếp trao đổi với một người đại diện công ty. Cách thức phỏng vấn này giúp ứng viên giảm áp lực khi không phải đối mặt với nhiều người. Bên cạnh đó, công ty còn dễ dàng đánh giá và chọn lựa được ứng viên tiềm năng.

phỏng vấn cá nhân
Phỏng vấn cá nhân là hình thức các doanh nghiệp thường áp dụng

Phương pháp phỏng vấn theo cấu trúc

Phỏng vấn theo mẫu

Nhà tuyển dụng sẽ chuẩn bị bảng câu hỏi trước khi gặp ứng viên. Đây là công cụ để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên một cách tốt nhất. Bảng câu hỏi này sẽ chú trọng đến các kỹ năng, năng lực mà công ty đang tìm kiếm.

Qua đó, năng lực sẽ được chuẩn hóa và thống nhất để có sự đánh giá đồng bộ giữa nhiều ứng viên.

Phương pháp phỏng vấn theo mẫu sẽ thể hiện sự công bằng trong quá trình phỏng vấn. Cùng một câu hỏi có sẵn và chung thang điểm đánh giá năng lực sẽ giúp các ứng viên bộc lộ tài năng của bản thân.

Người phỏng vấn cần chuẩn bị bảng câu hỏi
Người phỏng vấn cần chuẩn bị bảng câu hỏi trước khi gặp ứng viên

Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn này là so sánh được khả năng của mỗi ứng viên, vì áp dụng chung một thang đo năng lực. Tuy nhiên, điểm hạn chế của cách thức phỏng vấn theo mẫu là thiếu linh hoạt, cả người phỏng vấn và ứng viên đều không có sự thoải mái.

» Không thể bỏ lỡ:

Phỏng vấn tự do

Trước khi phỏng vấn bằng phương pháp tự do, nhà tuyển dụng sẽ chuẩn bị hàng loạt câu hỏi với nhiều mức độ khác nhau. Người phỏng vấn sẽ dựa vào câu trả lời của ứng viên mà đưa ra câu hỏi kế tiếp một cách linh động.

Phương pháp phỏng vấn tự do giúp khai thác sâu và đa chiều hơn về ứng viên và buổi phỏng vấn sẽ không bị áp lực hay gò bó. Song, kết quả đánh giá không thể hiện nhiều tính khách quan bằng phỏng vấn theo mẫu, vì các ứng viên sẽ trả lời những câu hỏi khác nhau.

Một số lưu ý để cuộc phỏng vấn thành công

Để cuộc phỏng vấn diễn ra thành công và thu về kết quả như ý, nhà tuyển dụng phải xác định rõ ràng về mục tiêu của cuộc phỏng vấn: vị trí tuyển dụng, các yêu cầu về kỹ năng,… Từ đó, xây dựng một danh sách các tiêu chuẩn cần có của người ứng tuyển mà công ty đang cần.

Một số lưu ý để cuộc phỏng vấn thành công
Một số lưu ý để cuộc phỏng vấn thành công

Dưới đây là checklist mà nhà tuyển dụng cần chuẩn bị:

  • Chuẩn bị một danh sách các yêu cầu mà doanh nghiệp mong muốn
  • Xây dựng bảng câu hỏi đánh giá năng lực của ứng viên
  • Tìm hiểu kỹ về CV của ứng viên
  • Xác định thông tin, thời gian và địa điểm diễn ra cuộc phỏng vấn
  • Một số công việc khác tùy vào nhu cầu của từng doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn tuyển dụng nhân sự

Như vậy, nội dung bài viết đã thể hiện mặt tích cực và hạn chế của các phương pháp phỏng vấn mà nhiều tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng. CoffeeHR hy vọng các nhà tuyển dụng sẽ áp dụng và kết hợp một cách khéo léo các phương pháp để phát huy giá trị ngành nghề nhân sự và góp phần mang lại ứng viên sáng giá nhất cho doanh nghiệp.

Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR Cà Phê Nhân sự

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Khu văn phòng, Tháp Đông, Chung cư Học viện Quốc phòng, Tây Hồ

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Sabay Building, Số 11A Hồng Hà, Tân Bình

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR