Định nghĩa Pipeline – Quy trình Pipeline đối với doanh nghiệp B2B

Định nghĩa Pipeline – Quy trình Pipeline đối với doanh nghiệp B2B

Pipeline là gì
Cỡ chữ

Pipeline là thuật ngữ thường xuyên nhắc tới trong quản trị doanh nghiệp. Nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu pipeline là gì hay có tác dụng thế nào với doanh nghiệp B2B. Đây vừa là công cụ phổ biến, vừa là mô hình hiệu quả để theo dõi và quản lý công việc. Thay vì nội bộ tổ chức hoạt động một cách tự phát, pipeline hỗ trợ xây dựng các quy trình chuẩn. Qua đó tổ chức có mô hình hoạt động đồng nhất và dễ dàng đánh giá hơn.

Các khái niệm về Pipeline

Trong kinh doanh, Pipeline được hiểu như một quy trình hình ống liền mạch, có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch. Đặc biệt Pipeline trong kinh doanh có 2 khái niệm phụ là Sale Pipeline và Inside Sale.

Pipeline gồm 2 khái niệm là Sale Pipeline và Inside Sale
Pipeline gồm 2 khái niệm là Sale Pipeline và Inside Sale

Thuật ngữ Pipeline trong kinh doanh

Vậy, Sale Pipeline là gì? Đây là quy trình bán hàng với các bước cụ thể phân theo từng phương án có thể xảy ra. Qua Sale Pipeline, hoạt động trao đổi diễn ra hiệu quả và nhà quản lý dễ dàng theo dõi tiến độ và tỷ lệ chuyển đổi của quá trình kinh doanh. Cụ thể về số lượng giao dịch trong khoảng thời gian nhất định, tỷ lệ lead trở thành đơn hàng hay chi tiết hơn là tỷ lệ lead trên cuộc gọi,…

Ví dụ Sale Pipeline
Ví dụ Sale Pipeline của một doanh nghiệp B2B

Ngược lại, Inside Sale là công tác tìm kiếm và tiếp cận khách hàng thông qua email, online hay telesale. Hiểu đơn giản, Inside Sale là hoạt động bán hàng từ xa, không có tương tác mặt đối mặt.

Pipeline trong Marketing

Pipeline Marketing là quy trình hoạt động marketing trong doanh nghiệp. Bắt đầu từ việc nghiên cứu và định vị thị trường – khách hàng, sau đó tiếp cận và thu hút tới khi chuyển đổi họ thành khách hàng. Với một số doanh nghiệp nhỏ, pipeline marketing có thể được xây dựng hợp nhất với sale pipeline.

Pipeline trong IT

Khác với Pipeline trong sale hay marketing, Pipeline IT được hiểu như tập hợp dạng chuỗi của các đối tượng xử lý dữ liệu. Trong đó, dữ liệu đầu ra của đối tượng trước được chuyển hóa thành đầu vào của đối tượng sau. Vì thế, quá trình mang tính chất tiếp nối không ngừng, nên được gọi là pipeline. Các đối tượng này là CPU, GPU hoặc các dòng lệnh đơn.

CI/CD Pipeline là gì?

Ngoài Pipeline trong IT, một số thuật ngữ khác như CI/CD pipeline cũng rất phổ biến trong ngành.

  • CI (Continuous Integration) là cách triển khai dự án. Đây là các đầu mục công việc mà team Developer thực hiện trong dự án, qua đó thành quy trình xử lý chung
  • CD (Continuous Delivery) là cách vận hành của hệ thống quản lý. Qua CD, nhà quản lý kiểm soát, đo lường và theo dõi các công việc trong CI.
Ví dụ CI/CD Pipeline trong doanh nghiệp
Ví dụ CI/CD Pipeline trong doanh nghiệp

Vậy CI/CD Pipeline chính là tiến trình hỗ trợ các thành viên trong nhóm chủ động triển khai công việc hiệu quả. Thông qua quy trình chuẩn, các lỗi phát sinh được giảm thiểu và tốc độ phản hồi giữa các thành viên được tăng tốc. Ví dụ khi một developer gặp vấn đề, họ biết cần báo cáo và nhận sự giúp đỡ từ ai.

Data Pipeline là gì?

Data Pipeline là một hệ thống tự động gồm những thông tin dạng chuỗi có thể trích xuất và chuyển đổi. Nhiệm vụ chính của pipeline này là tổng hợp, phân bổ và di chuyển các dữ liệu đến hệ thống đích nhằm phục vụ cho nhu cầu về sau. Để bảo vệ tốt hơn các lớp dữ liệu này, Data Pipeline có nhiều lớp bảo vệ được mã hóa.

Pipeline Jenkins là gì?

Jenkins là tên của một máy chủ viết bằng java.Vai trò của Jenkin là tự động hóa các giai đoạn đơn giản của quy trình phát triển phần mềm. Jenkin giúp thực hiện các dự án công nghệ dựa trên Apache Maven, công cụ xây dựng Scala, Apache Ant và các lệnh cửa sổ khác cũng như các tệp lệnh tùy ý.

Pipeline Jenkins là gì?
Pipeline Jenkins là gì?

Jenkins Pipeline là tên của một bộ plugin hỗ trợ tích hợp và triển khai CD dưới dạng chuỗi. Tệp nhận khai báo từ Jenkins Pipeline được gọi là Jenkinsfile. Trong Jenkin Pipeline, các tác vụ và quy trình có liên quan đến nhau được thực hiện tuần tự theo quy trình đã định.

Vai trò của Pipeline

Vậy vai trò thật sự của Pipeline là gì? Nhờ vào sự quan trọng trong vận hành và quản trị doanh nghiệp, mô hình đường ống được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau:

Pipeline giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
Pipeline giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn
  • Tính thực tế cao
  • Linh hoạt áp dụng trong đa dạng ngành nghề, lĩnh vực
  • Các dữ liệu trong đường ống được cập nhật và chuyển hóa liên tục
  • Hỗ trợ người sử dụng hình dung và quản lý công việc tốt hơn
  • Có thể áp dụng song song công nghệ để tăng hiệu quả
  • Thúc đẩy công việc diễn ra tuần tự và xuyên suốt
  • Giúp cải thiện hiệu suất chung của cá nhân hoặc nhóm
  • Tiết kiệm chi phí, thời gian xử lý công việc của cá nhân hoặc nhóm
  • Dễ dàng cải thiện, đổi mới pipeline

Đặc điểm của Pipeline đối với doanh nghiệp B2B

Quy trình Pipeline trong doanh nghiệp B2B thường không có thời hạn rõ ràng. Tùy vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, pipeline có thể ngắn hoặc dài. Tuy nhiên để xác định điểm bắt đầu của quy trình có thể phức tạp và thay đổi tùy từng thời gian, mục tiêu của doanh nghiệp.

Một số pipeline bắt đầu từ khi khách hàng mua hàng. Một số pipeline bắt đầu từ khi nguyên vật liệu đầu vào được nhập về kho. Do đó, doanh nghiệp cần định hướng nhu cầu, chiến lược kinh doanh tại thời điểm để lập quy trình pipeline phù hợp.

5 Giai đoạn quan trọng cho quy trình Pipeline của doanh nghiệp B2B

Sau đây là các giai đoạn mà một quy trình Pipeline trong doanh nghiệp B2B hiện nay đang thực hiện bao gồm:

Các giai đoạn cho quy trình Pipeline
Các giai đoạn cho quy trình Pipeline

Tìm kiếm khách hàng tiềm năng

Bước đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định đặc điểm của tệp khách hàng tiềm năng. Đó là nhân khẩu học, nhu cầu và bài toán của họ, họ thường xuất hiện ở đâu,…Tìm kiếm đúng tệp khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp càng dễ dàng tiếp cận và tối ưu doanh thu của mình. Vì thế, bộ phận Marketing, Kinh doanh và Phát triển thị trường cần phối hợp chặt chẽ để sàng lọc nhóm khách hàng tiềm năng nhất mà sản phẩm doanh nghiệp đáp ứng được.

Xác định nhóm khách hàng tiềm năng nhất
Xác định nhóm khách hàng tiềm năng nhất trong đám đông

Giữ chân khách hàng

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tệp khách hàng trung thành có thể đóng góp lên tới 50% doanh thu của nhiều ngành hàng. Vì thế, việc nuôi dưỡng khách hàng là điều quan trọng trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thường xuyên chăm sóc nhằm giữ chân hay tư vấn hỗ trợ kịp thời là những phương thức hiệu quả phổ biến. Một số doanh nghiệp có chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách hàng thân thiết.

Chăm sóc khách hàng để biến họ thành khách hàng tr
Chăm sóc khách hàng để biến họ thành khách hàng trung thành

>>> Đừng bỏ lỡ:

Phương pháp Kaizen là gì? Lợi ích của phương pháp Kaizen

Kanban là gì? Phương pháp Kanban trong quản lý công việc

Đưa ra đề xuất về nhóm khách hàng quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp

Xây dựng khung phân định nhu cầu của khách hàng. Sau đó tập trung nhiều vào nhóm khách hàng quan tâm, có nhu cầu về sản phẩm doanh nghiệp. Thứ nhất, họ đã có nhu cầu về sản phẩm. Thứ hai, doanh nghiệp không mất thời gian tư vấn, giải đáp về tính chất và tác dụng của sản phẩm. Qua đó tiết kiệm thời gian đôi bên và tăng hiệu quả trong chốt đơn. Vì thế, doanh nghiệp nên có chiến lược riêng dành cho nhóm khách hàng đã có nhu cầu và nhóm khách hàng công chúng nói chung.

Đưa ra chiến lược phù hợp với nhóm khách hàng qua
Đưa ra chiến lược phù hợp với nhóm khách hàng quan tâm về sản phẩm

Thuyết phục, đàm phán với khách hàng

Đây là giai đoạn đòi hỏi khả năng và tố chất của người bán. Nhiều người sử dụng đòn đánh trực diện tâm lý để tăng tính thuyết phục, khiến họ đồng ý nhanh hơn. Ngoài ra, việc tự tin, nhạy bén khi giao tiếp cũng là lợi thế trong quá trình đàm phán. Để đạt được điều này, người bán phải am hiểu về sản phẩm và thị trường. Từ đó sẵn sàng thuyết trình giới thiệu sản phẩm một cách tự tin và đáng tin cậy.

Thuyết phục, đàm phán trong pineline
Thuyết phục, đàm phán là công đoạn khó khăn nhất trong pipeline

Chốt deal

Đến bước này tức là giai đoạn khó khăn nhất trong pipeline đã qua. Khách hàng đã có thông tin đầy đủ về sản phẩm, dịch vụ thông qua sự tư vấn của người bán. Nếu bạn thành công thuyết phục khách hàng, họ sẽ nhanh chóng chốt đơn và ký hợp đồng. Một số doanh nghiệp sử dụng chương trình khuyến mãi ngắn hạn và có tính khan hiếm là đòn bẩy để họ đồng ý nhanh hơn. Nếu bạn thất bại, đây cũng là lúc họ từ chối. Trong trường hợp này, người bán có thể tìm hiểu lý do để hoàn thiện pipeline hay sản phẩm, dịch vụ về sau.

ký kết hợp đồng yêu cầu sự chính xác pháp lý v
Trong B2B, việc ký kết hợp đồng yêu cầu sự chính xác pháp lý và điều khoản phải rõ ràng

>>> Xem thêm:

Xem thêm Video Hướng dẫn xây dựng quy trình Pipeline bán hàng

Sử dụng phần mềm hỗ trợ Pipeline có hiệu quả không?

Trong thời đại Chuyển đổi số, nhiều doanh nghiệp ứng dụng phần mềm để quản lý pipeline trong công việc. Không chỉ cập nhật liên tục, các phần mềm hỗ trợ đánh giá toàn diện nhân viên để nhà quản lý xác định mắt xích yếu trong pipeline. Qua đó doanh nghiệp có sự điều chỉnh kịp thời.

Vậy các phần mềm hỗ trợ tối ưu cho Pipeline là gì? Một trong số đó là giải pháp CoffeeHR – Phần mềm Quản trị Nhân sự Chuyên sâu với những công cụ báo cáo – theo dõi realtime, hỗ trợ nhà quản lý theo dõi trực quan và đánh giá kịp thời.

>>> Xem thêm: Top 18 Phần Mềm Điểm Danh Nhân Viên Miễn Phí Tốt Nhất 2023

Giao diện phần mềm CoffeeHR
Giao diện phần mềm CoffeeHR

Một số ưu điểm của CoffeeHR trong quản lý Pipeline:

  • Hệ thống đánh giá KPI, OKR và ASK nhằm xác định hiệu suất – năng lực của một cá nhân tham gia trong pipeline
  • Báo cáo Dashboard tiện lợi giúp theo dõi tiến độ pipeline
  • OpenAPI liên kết hệ thống CRM, ERP để quản lý pipeline toàn diện.
  • Chữ ký số – Hợp đồng điện tử hỗ trợ đẩy nhanh pipeline

>>> Đừng bỏ lỡ:

Tạm kết

Áp dụng pipeline trong doanh nghiệp không chỉ giúp nhân viên dễ dàng định hướng đường đi nước bước trong công việc, mà bản thân nhà quản lý cũng theo dõi và ra quyết định chính xác hơn. Thông qua tìm hiểu khái niệm Pipeline là gì, doanh nghiệp có thể triển khai pipeline hiệu quả hơn. Ngoài ra có thể cân nhắc sử dụng phần mềm nhằm tăng hiệu quả của pipeline trong vận hành.

Liên hệ ngay CoffeeHR để nhận được DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự



Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR