Quản trị rủi ro là công tác quan trọng với mỗi doanh nghiệp, để phân tích, đánh giá, lường trước đến các mối rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp tùy từng thời điểm khác nhau, để từ đó chủ động tìm giải pháp khắc phục và hạn chế tác động xấu. Vậy quản trị rủi ro là gì? quy trình quản trị rủi ro chuyên nghiệp như nào? Bạn có thể tìm được câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!
Quản trị rủi ro là gì?
Rủi ro với một tổ chức, doanh nghiệp, công ty là những hoạt động, sự kiện diễn ra để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu, hoạt động kinh doanh, … của tổ chức, doanh nghiệp.
Quản trị rủi ro là quy trình những công tác như: xác định, phân tích, đánh giá, suy tính trước đến các rủi ro tiềm tàng, có thể xảy ra với doanh nghiệp trong thời điểm, khoảng thời gian nhất định, và có đề xuất những biện pháp, cách thức xử lý rủi ro đó hoặc hạn chế mức tối đa ảnh hưởng của rủi ro đến tổ chức, doanh nghiệp.
Như vậy, việc quản trị các rủi ro này thực chất là quy trình suy tính và kiểm soát mọi rủi ro có thể xảy ra trong tương lai gần hoặc xa với tổ chức, doanh nghiệp, để chủ động đề phòng, ứng phó, hạn chế tác động xấu của rủi ro đó với sự vận hành hiện tại của doanh nghiệp.
Rủi ro có tác động xấu với doanh nghiệp có thể xuất phát từ nhiều phương hướng khác nhau, như: tài chính, luật pháp, trách nhiệm pháp lý, sai sót trong sản xuất, thương mại, hợp tác, quản lý, tai nạn hoặc thiên tai,…trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến mục tiêu đã đề ra hay các dự án, kế hoạch đang được triển khai, thậm chí là cả quá trình vận hành hiện tại của tổ chức, doanh nghiệp.
Vai trò của quản trị rủi ro trong doanh nghiệp
Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp khi thực hiện nghiêm túc công tác quản trị các rủi ro có thể xảy ra, sẽ đem lại những lợi ích như sau:
Là công cụ hữu hiệu để nhà đầu tư kinh doanh nắm bắt được thời cơ
Với mọi nhà đầu tư, thì lựa chọn dự án, doanh nghiệp để đầu tư luôn chú trọng đến sự ổn định, và lợi ích lâu dài đem lại. Nên quy trình quản trị mọi rủi ro này sẽ là công cụ vô cùng hữu ích với nhà đầu tư, giúp nhà đầu tư đánh giá được một dự án, doanh nghiệp, có ổn định và thu về nguồn lợi cao, từ đó quyết định có nên đầu tư vô đó hay không.
Vì ở một khía cạnh về lợi ích của quản lý rủi ro, là có thể đánh giá được những bất lợi, nhược điểm của doanh nghiệp trong thời điểm nào đó, đánh giá được khả năng tạo thêm những giá trị kinh doanh, lợi nhuận, doanh thu lớn, đánh giá được một dự án sắp triển khai của doanh nghiệp có tiềm năng thành công hay không trong tương lai, từ đó nắm bắt thời cơ, đầu tư “đúng chỗ”.
Hạn chế hao hụt ngân sách đầu tư
Quản trị rủi ro cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt được mọi chi phí có thể phát sinh để giải quyết, xử lý rủi ro diễn ra chính xác, nên giúp doanh nghiệp và cả nhà đầu tư có quyết định điều động vốn tốt hơn, từ đó giảm thiểu các chi phí thất thoát lãng phí, giảm hao hụt ngân sách, loại bỏ chi phí không cần thiết, từ đó tăng lợi nhuận, dòng tiền thu về.
Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn
Vì quản trị được rủi ro có thể xảy ra, nên giúp doanh nghiệp chủ động có những quyết sách, chiến lược kinh doanh phù hợp trong thời điểm đó để giảm thiểu tối đa hạn chế của rủi ro, nhằm khiến sự vận hành của doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng nhất, đạt đến mục tiêu đã đề ra.
Giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó rủi ro
Khi lường trước được các hạn chế, rủi ro có thể xảy ra, thì chắc chắn doanh nghiệp sẽ chủ động có những biện pháp, phương hướng điều chỉnh tốt nhất để chuẩn bị trước khi tình huống xấu đó đến. Doanh nghiệp không ở tình thế bị động như khi không thực hiện quản trị rủi ro, nên không rơi vào tình thế khó giải quyết.
Đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ổn định
Quy trình quản lý rủi ro với doanh nghiệp, tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp chủ động ngăn ngừa những biến động xấu có thể xảy ra, dù trực tiếp hay gián tiếp, từ đó có biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro nhưng cuối cùng đều hướng đến bảo vệ sự vận hành vốn có của doanh nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn, ổn định để nhân viên yên tâm công tác.
Bên cạnh đó, còn khiến tạo dựng được lòng tin với đối tác, khách hàng, để họ nhận thấy doanh nghiệp rất có khả năng dù trải qua nhiều biến cố lớn nhỏ, và tin tưởng hợp tác lâu dài.
>>> Đừng bỏ lỡ:
- Quản trị hiệu suất – Phương pháp giúp doanh nghiệp thành công
- Dịch vụ nhân sự là gì? Lựa chọn dịch vụ nhân sự tốt nhất hiện nay ở đâu
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro
Bao gồm các yếu tố sau:
- Quy mô kinh doanh, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
- Thị trường, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
- Tình hình kinh tế, biến động thị trường tại khu vực địa lý doanh nghiệp đang vận hành, phát triển
- Cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp phức tạp hay đơn giản
- Trình độ các ban lãnh đạo, quản lý cấp cao
- Sự cạnh tranh trên thương trường của lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp
- Đối tượng khách hàng, đối tác, nhà đầu tư của doanh nghiệp
Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả
Quy trình quản trị rủi ro cho doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thiết lập hoàn cảnh xảy ra rủi ro
Trong từng thời điểm, bối cảnh thị trường, biến động kinh tế trong nước và thế giới,… sẽ nảy sinh những nhóm rủi ro khác nhau với doanh nghiệp. Và quy trình này giúp doanh nghiệp dự đoán được tất cả các trường hợp xấu nhất có thể xảy ra trong tương lai để thiết lập, đề ra các biện pháp ứng phó kịp thời.
Bước 2: Liệt kê rủi ro
Ở bước này, doanh nghiệp cần điều tra trên nhiều phương diện về môi trường doanh nghiệp, thị trường kinh doanh,… để xác định chính xác các rủi ro có thể đến trong tương lai, sau đó phân loại và liệt kê chúng theo một danh sách cụ thể.
Bước 3: Đánh giá rủi ro
Khi đã liệt kê ra hết các loại rủi ro có thể xảy đến, doanh nghiệp sẽ cùng những chuyên gia kinh tế, chuyên gia phân tích thị trường, những nhân viên nhiều kinh nghiệm của công ty,… để cùng đánh giá từng rủi ro, những ảnh hưởng đến vận hành doanh nghiệp, đến các dự án đang triển khai, đến mục tiêu phát triển của công ty,…
>>> Xem thêm:
- Dịch vụ nhân sự là gì? Lựa chọn dịch vụ nhân sự tốt nhất hiện nay ở đâu
- Hợp đồng điện tử có đặc điểm gì? Các đặc điểm của hợp đồng điện tử
Bước 4: Phân tích rủi ro
Sau đánh giá, thì cần phân tích chuyên sâu, xác định khả năng tổng thể rủi ro có thể diễn ra cùng với hậu quả tổng thể để lại, mức độ nghiêm trọng của rủi ro. Từ đó, doanh nghiệp xem xét và đưa ra quyết định có thể chủ động chấp nhận rủi ro đó hoặc tìm giải pháp thay đổi bối cảnh, khắc phục tối đa hậu quả của rủi ro.
Bước 5: Giảm thiểu rủi ro
Dựa trên kết quả của việc phân tích, đánh giá rủi ro, doanh nghiệp sẽ phân phó nhiệm vụ cho những cá nhân có khả năng để lên kế hoạch, có tiến trình cụ thể để giảm thiểu tối đa hậu quả mà rủi ro gây ra, cùng các biện pháp kiểm soát rủi ro cụ thể, hữu hiệu nhất ở thời điểm đó.
Bước 6: Theo dõi rủi ro
Một phần của kế hoạch quản trị mọi rủi ro là cần liên tục giám sát các rủi ro đã xảy ra, các rủi ro mới và những rủi ro tương lai có thể xảy đến để nắm bắt kịp thời.
Bước 7: Tham khảo ý kiến bên ngoài
Ban lãnh đạo doanh nghiệp không nên chỉ giữ thông tin về rủi ro cho riêng mình, cần trao đổi với các bên liên quan, như các cổ đông nội bộ, các nhà đầu tư, … để được góp ý, nhận về lời khuyên, tham vấn cách tiến hành,… ở mỗi bước của quy trình quản lý rủi ro.
Như vậy sau những thông tin bài viết chia sẻ, bạn đọc đã nắm rõ được về khái niệm quản trị rủi ro và vai trò, yếu tố ảnh hưởng đến doanh nghiệp và các bước tiến hành hay chưa.
Xem thêm Quản trị rủi ro mới nhất 2022 | Th.s Lê Thẩm Dương
Nếu cần DEMO FREE giải pháp tối ưu quản trị cho Doanh nghiệp của bạn, hãy liên hệ ngay với CoffeeHR để được tư vấn cụ thể nhé!
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự