Tháp nhu cầu Maslow là gì? Tháp nhu cầu Maslow ứng dụng trong quản trị

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Tháp nhu cầu Maslow ứng dụng trong quản trị

Tháp nhu cầu Maslow
Cỡ chữ

Tâm lý và nhu cầu của con người là vô hạn, nên Abraham Maslow đã khái quát ngắn gọn trong tháp nhu cầu Maslow. Vậy giữa tháp nhu cầu Maslow và quản trị doanh nghiệp có mối liên quan mật thiết như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình tháp thể hiện động cơ tâm lý và nhu cầu của con người. Theo sơ đồ 5 tầng tháp từ cơ bản đến nâng cao, con người sẽ luôn được đáp ứng các nhu cầu cơ bản (đáy tháp) trước khi mong muốn các nhu cầu phức tạp hơn (đỉnh tháp).

5 bậc nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao trong tháp nhu cầu Maslow

Cụ thể như sau: Chỉ khi nào con người được đáp ứng các nhu cầu căn bản (ăn, mặc, ngủ nghỉ,..) thì sau đó mới đi đến nhu cầu cao hơn (cảm giác an toàn). Tiến dần lên tầng cao hơn là các nhu cầu về bản thân như lòng tự trọng và thể hiện bản thân.

Maslow tin rằng: Những nhu cầu này tương tự như bản năng và đóng một vai trò quan trọng là động lực thúc đẩy hành vi của con người.

5 Tầng của tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu của con người là vô cùng đa dạng. Nhìn chung, các nhu cầu đó đều được xếp vào 5 tầng của tháp. Các nhu cầu cơ bản ở tầng 1, 2 là được đảm bảo về thể chất và sự an toàn. Cao hơn là tầng 3, 4 và 5 là nhu cầu về tinh thần, bao gồm các mối quan hệ, giao lưu với xã hội và mong muốn thể hiện bản thân. Cụ thể: nhu cầu sinh lý (Physiological needs), nhu cầu an toàn (Safety needs), nhu cầu kết nối xã hội (Love/Belonging needs), nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs), thể hiện bản thân (Self – Actualization needs).

Nhu cầu sinh lý (Physiological needs)

Trong 5 tầng nhu cầu của Maslow thì nhu cầu sinh lý là tầng dưới cùng. Đây là bậc thấp nhất, thể hiện nhu cầu cơ bản của con người. Các nhu cầu như: ăn uống, mặc, nghỉ ngơi, sinh lý có thể duy trì sự sống cho con người. Những nhu cầu tuy vô cùng đơn giản nhưng rất quan trọng, nếu không được đáp ứng thì không thể tiến đến các tầng cao hơn.
Ta có thể hiểu rằng, nhu cầu của con người là ăn ngon mặc ấm thì khi thỏa mãn được sẽ xuất hiện nhu cầu cao hơn là ăn ngon mặc đẹp.

Nhu cầu an toàn (Safety needs)

Khi con người được đáp ứng “đủ” để duy trì cuộc sống, họ bắt đầu mong muốn một sự an toàn, ổn định hơn. Theo nhu cầu của Maslow, con người luôn muốn được bảo vệ an toàn trước những mối nguy hiểm về tinh thần hoặc vật chất. Chính vì vậy, pháp luật được ra đời để bảo vệ lợi ích của mỗi công dân. Cảnh sát đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và trật tự xã hội.
Khi nhu cầu ở 2 bậc đầu được đáp ứng, con người bắt đầu tìm kiếm những nhu cầu tinh thần. Maslow cho rằng đây mới là động lực để con người làm việc nhiều hơn để đáp ứng mức nhu cầu cao hơn.

Phát triển từ nhu cầu sinh lý sang nhu cầu an toàn
Phát triển từ nhu cầu sinh lý sang nhu cầu an toàn thể hiện từ “Ăn no mặc ấm” thành “Ăn ngon mặc đẹp”

Nhu cầu kết nối xã hội (Love/Belonging needs)

Những mối quan hệ xung quanh sẽ làm tăng chất lượng cho cuộc sống. Đây là nhu cầu được giao lưu, được kết nối và được thuộc về một cộng đồng nào đó như công ty, gia đình, trường học,… Nhu cầu này thuộc về mặt tinh thần và cảm xúc nhiều hơn.
Đối với các doanh nghiệp nên tạo dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng chứ không chỉ dừng ở mức người bán – người mua. Có nhiều cách như chúc mừng sinh nhật khách, chăm sóc khách hàng sau khi mua hàng,…sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và có sự kết nối xã hội với doanh nghiệp.

Xem thêm Video 5 Tầng nhu cầu Maslow

Nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs)

Đây là nhu cầu muốn được tôn trọng, công nhận của con người trong bất cứ tổ chức, cộng đồng nào. Áp dụng trong kinh doanh, doanh nghiệp nên có cách đối xử đặc biệt để khách hàng cảm thấy được tôn trọng và yêu quý. Doanh nghiệp cần hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để đáp ứng tối đa mong muốn cá nhân và phục vụ một cách tốt nhất.

Thể hiện bản thân (Self – Actualization needs)

Đây là nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow. Nếu 4 nhu cầu trên xuất phát từ việc thiếu một thứ gì đó thì nhu cầu thể hiện bản thân xuất phát từ mong muốn phát triển của con người. Con người có nhu cầu được thể hiện, được khẳng định thông qua giá trị của họ. Họ muốn “được nhìn thấy” qua năng lực, trí tuệ mang lại cho cộng đồng.

Con người muốn được đáp ứng các nhu cầu cơ bản rồi đến các nhu cầu bậc cao hơn.
Con người muốn được đáp ứng các nhu cầu cơ bản rồi đến các nhu cầu bậc cao hơn.

Đối với mỗi doanh nghiệp, việc sáng tạo và cống hiến giá trị cho cộng đồng giúp họ đạt được nhu cầu cao nhất này. Cùng với đó, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển và tạo ra giá trị tốt đẹp hơn cũng đáp ứng nhu cầu này.

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Các tầng tháp của Maslow sau này được phát triển thêm, xuất hiện các tầng khác nhau ví dụ như:

  • Tầng nhận thức (cognitive): Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết, ham học hỏi của mỗi người
  • Tầng thẩm mỹ (aesthetic): Nhu cầu về thẩm mỹ, yêu cái đẹp của mỗi người
  • Tầng tự tôn bản ngã (self-transcendence): Nhu cầu về tự tôn bản ngã, hướng về những khả năng vượt ra khỏi con người – một trạng thái siêu vị kỷ hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.

Vào năm 1970, tháp nhu cầu Maslow được mở rộng thêm thành 7 bậc và cuối cùng vào năm 1990 là tháp 8 bậc đó là: Nhu cầu cơ bản, nhu cầu về an toàn, nhu cầu về xã hội, nhu cầu về được quý trọng, nhu cầu về nhận thức, nhu cầu về thẩm mỹ, nhu cầu được thể hiện mình và cuối cùng là nhu cầu về tự tôn bản ngã. Đây được coi là tháp nhu cầu Maslow hoàn chỉnh.

Tháp nhu cầu Maslow nâng cao

Tháp nhu cầu Maslow hỗ trợ quản trị như thế nào?
Quản trị doanh nghiệp còn là quản trị con người. Việc đáp ứng nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao dựa theo tháp nhu cầu Maslow là một trong những cách giúp nhân viên cố gắng làm việc và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự

Cách ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào quản trị nhân sự, đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu:

Nhu cầu về đáp ứng cuộc sống thiết yếu

Nhân viên luôn quan tâm đến các khoản lương, thưởng để xem có đáp ứng cho cuộc sống thiết yếu của họ không. Công ty nên rõ ràng trong chính sách lương bổng rõ ràng như tính theo doanh thu, tính theo thời gian làm việc, … Bên cạnh đó, nhân viên cũng rất chú trọng các phúc lợi như du lịch mỗi năm, liên hoan công ty, …

Đáp ứng nhu cầu cuộc sống thiết yếu của nhân viên
Đáp ứng nhu cầu cuộc sống thiết yếu của nhân viên

Nhu cầu về quyền lợi an toàn cho nhân viên

Ngoài ra, nhân viên sẽ xem xét xem những nhu cầu về an toàn có được đảm bảo không. Là nhà lãnh đạo thì cần đảm bảo những điều sau:

  • Môi trường làm việc năng động, thoải mái
  • Chính sách về thời gian và khen thưởng khi tăng ca phù hợp
  • Cung cấp thiết bị làm việc, đồ bảo hộ đối với nhân viên làm ở nhà máy, công xưởng
  • Đảm bảo sự đối xử công bằng, không thiên vị, ngược đãi nhân viên
  • Xây dựng không gian nghỉ ngơi, giải trí cho nhân viên
  • Nhu cầu giao tiếp

Nhu cầu giao tiếp của nhân viên

Công ty có thể triển khai các hoạt động để thoả mãn nhu cầu giao tiếp của nhân viên:

  • Tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và làm việc nhóm nhiều hơn
  • Có đội ngũ tổ chức các buổi giao lưu, hoạt động ngoại khóa cho nhân viên
  • Tặng quà cho nhân viên nhân dịp lễ, tết, thưởng,..
  • Cởi mở với các ý kiến của nhân viên.
  • Cho nhân viên luân phiên tham gia gặp mặt khách hàng
  • Nhu cầu được tôn trọng
Nhân viên cần được đáp ứng các mức nhu cầu để làm việc tốt hơn.

Theo kim tự tháp nhu cầu Maslow, doanh nghiệp cần thỏa mãn nhu cầu qua sự công nhận vai trò và giá trị của nhân viên. Một số chính sách để

Nhu cầu được nhận được sự tôn trọng, công nhận của nhân viên

  • Quy định các tiêu chuẩn đánh giá nhân viên cụ thể và công bằng
  • Công khai các chính sách khen thưởng để khích lệ nhân viên
  • Đề xuất thăng tiến cho nhân viên
  • Nhu cầu được thể hiện và phát triển khả năng

Doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên tiếp xúc và vận dụng kỹ năng, kiến thức vào công việc thực tế. Ngoài ra, tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên xuất sắc, tăng lương, đề xuất thêm thưởng sau mỗi thành tích cũng là cách để khích lệ nhân viên phát triển khả năng, đóng góp nhiều hơn.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong cuộc sống

Tháp nhu cầu Maslow trong công việc 

Doanh nghiệp có thể làm tăng năng suất công việc bằng cách đầu tư vào những nhu cầu của họ. Tuy nhiên, nhân viên phải tự đánh giá xem họ có cảm thấy nhu cầu của mình đang được đáp ứng ở vị trí hiện tại hay không. 

Nhu cầu cao nhất - nhu cầu thể hiện bản thân.
Nhu cầu cao nhất – nhu cầu thể hiện bản thân.
  • Nhu cầu thiếu yếu

Doanh nghiệp nên đảm bảo mức lương phù hợp, tương xứng với vị trí và năng lực của mỗi nhân viên. Đồng thời cần đảm bảo đầy đủ khoản phụ cấp khác như: phụ cấp ăn uống, chế độ bảo hiểm và chế độ nghỉ ngơi, du lịch cùng công ty.

  • Nhu cầu an toàn

Doanh nghiệp cần đảm bảo nơi làm việc an toàn kèm chính sách bảo hiểm như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm xã hội và hợp đồng lao động. Khi nhân viên cảm giác được mức độ an toàn mà công ty mang lại cho họ, họ sẽ toàn tâm nỗ lực làm việc. Ngoài ra với những công việc có tính chất nguy hiểm thì doanh nghiệp phải đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho nhân viên, cũng như trong việc trang bị các thiết bị, đồ dùng bảo hộ cho họ.

Nhu cầu được đảm bảo các chế độ làm việc
Nhu cầu được đảm bảo các chế độ làm việc
  • Nhu cầu xã hội

Gắn kết tình cảm giữa nhân viên trong một doanh nghiệp bằng cách thường xuyên tổ chức hoạt động ngoại khóa, du lịch, teambuilding, họp mặt ăn uống vui chơi giải trí sau giờ làm việc. Việc gắn bó tình cảm đoàn kết giữa những thành viên trong công ty lại với nhau sẽ giúp hỗ trợ tốt hơn trong công việc.

  • Nhu cầu được tôn trọng

Một người sếp biết lắng nghe những khó khăn nhân viên để tìm giải pháp khắc phục vấn đề, có được như vậy họ sẽ cảm thấy được tôn trọng hơn. Bên cạnh đó cần tạo thêm động lực như đưa ra con đường thăng tiến trong tương lai hay tăng lương khi hoàn thành tốt công việc cũng là cách khích lệ nhân viên tốt nhất.

  • Nhu cầu được thể hiện bản thân

Khai thác những thế mạnh từng nhân viên và trao cho họ những cơ hội phát triển như thăng cấp lên những vị trí cao, có được những cơ hội này, họ sẽ cố gắng thể hiện hết khả năng bản thân để đạt được mục tiêu, ngoài ra họ còn cảm thấy được quan tâm hơn và sẽ cố gắng giúp công ty phát triển hơn.

Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục 

Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục
Tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục

Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Maslow (1962) đã có đóng góp lớn cho việc giảng dạy và quản lý lớp học trong nhà trường. Maslow xem xét toàn bộ phẩm chất thể chất, cảm xúc, xã hội và trí tuệ của một cá nhân và cách chúng tác động đến việc học. Khi ứng dụng học thuyết này vào giáo dục có thể giúp cha mẹ hiểu được con cái. Từ đó, họ có thể đồng hành trong việc giáo dục, nuôi dưỡng và theo dõi quá trình trưởng thành của con. Tương ứng với mỗi cấp độ sẽ là nhu cầu khác nhau của con, trong đó:

  • Nhu cầu thiết yếu: 

Những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, ngủ nghỉ, sinh lý, … không chỉ là của những đứa trẻ mà bất cứ ai cũng vậy. Thay vì nuông chiều, bao bọc từng chút một thì cha mẹ cần dạy cho con cái biết cách tự bản thân đáp ứng được những nhu cầu này trước khi chúng hình thành thói quen ỷ lại và mất đi khả năng sinh tồn của mình

  • Nhu cầu an toàn:

Khái niệm về an toàn khá là rộng bởi nó nằm ở khía cạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Cha mẹ nên hướng dẫn cho con mình biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và có ý thức về một cuộc sống “an toàn”. Ví dụ, một đứa trẻ mệt mỏi, không cảm thấy an toàn về mặt cảm xúc và thể chất cũng như được chấp nhận trong lớp học, cuộc sống thì đứa trẻ đó sẽ không thể tiến bộ và phát huy hết khả năng của mình.

  • Nhu cầu xã hội: 

Bậc phụ huynh cần giúp con mình nhận thức được tầm quan trọng của sự gắn kết, hoà hợp trong gia đình và tập thể. Ngoài ra, phải để đứa trẻ biết thế nào là đối nhân xử thế, xây dựng niềm tin giữa con người với con người.

  • Nhu cầu được tôn trọng:

Mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ, quan điểm, cái tôi riêng. Trước khi dạy một đứa trẻ học cách tôn trọng người khác, cha mẹ cần phải tôn trọng con cái trước, bởi con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ.

  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: 

Ở cấp độ này, những nhu cầu về vật chất đã không còn quan trọng mà thay vào đó là tinh thần. Bất cứ ai cũng có lòng tự trọng, có mong muốn được khẳng định bản thân và đạt được những thành tựu nhất định, đóng góp ý nghĩa vào cho cuộc sống. Đấy chính là nhu cầu thể hiện bản thân.

Tháp nhu cầu Maslow trong tình yêu

Không mấy ngạc nhiên khi một mô hình thường thấy trong quản trị doanh nghiệp lại có thể ứng dụng trong cả tình yêu. Bởi vì bản chất của tháp nhu cầu Maslow là phân tích con người, nhu cầu của mỗi cá thể đều được xây dựng dựa trên những nhu cầu trong mô hình này. Mà tình yêu lại là hiện tượng xảy ra giữa người với người vậy nên chả có lý do gì mà tình yêu không thể áp dụng được Maslow.

  • Nhu cầu thiếu yếu

Ở đây không nói đến tình dục. Nhưng nếu để cho đối phương ấn tượng bạn về bạn thì sẽ rất là ok. Ngoài vẻ đẹp về ngoại hình thì vẻ đẹp bên trong tâm hồn và vẻ đẹp trí tuệ cũng quan trọng không kém. Tuy nhiên, ấn tượng ngoại hình ban đầu vẫn luôn rất quan trọng.

  • Nhu cầu an toàn:

Nói đến sự an toàn trong tình yêu và cho cuộc sống tương lai, thì bạn phải thể hiện rõ sự chân thành cũng như nỗ lực phát triển bản thân cho tương lai. Một người có kinh nghiệm tình trường nhiều và nhiều người theo đuổi, thường cũng là một sự không an toàn trong tình yêu. Có thể hiện tại bạn đang không có điều kiện để mang đến sự an toàn cho đối phương, nhưng hãy thể hiện cho đối phương biết quyết tâm cũng như mục tiêu trong cuộc sống của bạn.

Nhu cầu an toàn trong tình yêu tháp Maslow
Nhu cầu an toàn trong tình yêu tháp Maslow
  • Nhu cầu xã hội: 

Không phải ai cũng có nhiều bạn bè thực sự trong cuộc sống. Nếu đối phương của bạn là một trường hợp như vậy thì bạn có thể đưa họ đi kết nối khắp mọi nơi nhưng đều là xã giao. Còn nếu đối phương cần những người bạn thực sự để chia sẻ, tâm sự, thì bạn có thể là người để đối phương tin tưởng và chia sẻ, điều đó sẽ bạn sẽ ghi được rất nhiều điểm trong mắt họ. Để có thể yêu một ai đó, trước tiên phải là một người bạn thực sự chân thành. 

  • Nhu cầu được tôn trọng:

Ví dụ đối phương đang làm việc trong công ty của bố, mẹ hoặc của bất cứ một thành viên nào trong gia đình. Điều mọi người sẽ đều nghĩ đến là đối phương đang núp bóng gia đình. Cho dù người ấy có tài năng, giỏi giang như thế nào thì họ vẫn sẽ không công nhận năng lực. Họ chỉ thấy đối phương trẻ, đẹp và là con nhà giàu có. Nếu đã là người yêu, người bạn đồng hành với nhau thì bạn nên khích lệ và động viên nhau, tôn trọng các giá trị tâm hồn cũng như sự cố gắng của người ấy trong công việc.

  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: 

Việc một số ngành nghề đang nóng, là tâm điểm của xã hội hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ thi nhau, lao vào lựa chọn các ngành nghề đấy để học, và đối phương của bạn cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, đó chưa chắc đã là công việc yêu thích của người ấy. Nếu thực sự bạn giúp được đối phương thực hiện được ước mơ hay đam mê thì hãy tiếp tục ủng hộ và khuyến khích cho các sở thích và công việc mà người ấy yêu thích. Đó sẽ là điều không phải ai cũng có thể làm được.

Các lưu ý khi sử dụng tháp nhu cầu Maslow

Tháp nhu cầu không chính xác tuyệt đối

Học thuyết liên quan tới con người thường rất khó có tính chính xác tuyệt đối. Thuyết tháp nhu cầu Maslow cũng nằm trong số đó. Tùy vào hoàn cảnh, môi trường và cá nhân từng người, các bậc nhu cầu sẽ thay đổi linh hoạt và phát triển theo trình tự khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu sinh lý và thể chất luôn là nhu cầu cơ bản và cần nhất để đảm bảo tiến đến các nhu cầu cao hơn.

Thuyết nhu cầu Maslow không phải là chính xác tuyệt đối với tất cả
Thuyết nhu cầu Maslow không phải là chính xác tuyệt đối với tất cả

Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng

Nhu cầu của con người không phải lúc nào cũng tăng theo tháp Maslow, mà nó sẽ dao động, duy trì ở một bậc nào đó hoặc tái lập lại từ đầu do biến cố trong cuộc sống
Lấy ví dụ cụ thể sau. Một người sau khi đạt được một vị trí cao với mức lương nhất định sẽ cảm thấy yên lòng. Cảm giác an toàn và được thỏa mãn sinh ra, họ hài lòng với mức lương đó. Điều đó dẫn đến họ không còn muốn phát triển thêm và lựa chọn dừng ở vị trí hiện tại. Người này chỉ muốn đáp ứng đến nhu cầu được tôn trọng mà không muốn tiến lên nhu cầu cao nhất.
Do đó, mỗi người sẽ có mức mong muốn khác nhau, vì thế nhu cầu của họ sẽ tăng, giảm hoặc đứng yên khác nhau, dù cùng dựa trên thuyết tháp Maslow.

Nhu cầu theo bậc Maslow sẽ thay đổi phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác.

Không cần phải thoả mãn nhu cầu cũ để xuất hiện nhu cầu mới

Doanh nghiệp không cần phải đáp ứng các nhu cầu cũ, ở bậc thấp hơn cho nhân viên rồi mới chuyển sang nhu cầu cao hơn. Chỉ cần các nhân viên thấy thỏa mãn với nhu cầu cũ thì doanh nghiệp nên triển khai quá trình để đáp ứng các nhu cầu mới.

Giải pháp quản trị nhân sự hiệu quả – CoffeeHR

Phần mềm CoffeeHR – giải pháp quản trị nhân sự hiệu quả trên nền tảng công nghệ Cloud hiện đại nhất ngày nay. Khi sử dụng phần mềm CoffeeHR doanh nghiệp có thể kiểm soát và phát triển đội ngũ nhân sự hiệu quả hơn. Các quá trình đánh giá, tuyển dụng hay đào tạo nhân sự đều được đơn giản hoá. Với CoffeeHR, doanh nghiệp có thể xây dựng quy trình quản lý nhân sự tốt nhất, đáp ứng được các nhu cầu trong học thuyết Maslow cho đội ngũ nhân viên.
Thông qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về tháp nhu cầu Maslow. Theo học thuyết này, con người có thể xác định được nhu cầu và mong muốn của mỗi cá nhân. Ngoài ra, việc nắm rõ các nhu cầu trong tháp Maslow cũng giúp nhà lãnh đạo quản trị nhân sự hiệu quả hơn.
CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu Quản trị nhân sự cho Doanh nghiệp của bạn.
Hotline: (+84) 97 306 0459
Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự
» Xem thêm:

Doãn Thị Thùy Linh

Doãn Thị Thùy Linh là content writer tại Công ty cổ phần phần mềm CoffeeHR Việt Nam. Với định hướng trở thành người chia sẻ những kiến thức hữu ích nhất về Quản trị Nhân sự dành cho HR và Nhà quản trị, chị Linh mong muốn việc vận hành và ứng dụng Phần mềm HRM trong các doanh nghiệp được hệ thống hóa và hiệu quả.

Thảo luận & hỏi đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bạn ơi, bài viết này có hữu ích với bạn chứ?

5/5 - (1 bình chọn)
Đăng ký nhận tư vấn với chuyên gia
Báo chí nói về CoffeeHR
Khách hàng của CoffeeHR

Đăng ký CoffeeHR

Vui lòng điền đầy đủ các thông tin dưới đây. Chúng tôi sẽ liên lạc lại trong 24h làm việc.

Hotline

0973 060 459

Hà Nội & Khu vực phía Bắc

Địa chỉ: Tầng 2, Tháp Đông, Chung cư học viện Quốc Phòng, đường Nguyễn Văn Huyên, Phường Xuân La, Quận Tây Hồ, Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh & Khu vực phía Nam

Địa chỉ: Tầng 2, Số 11A Hồng Hà, Phường 02, Quận Tân Bình, HCM

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ COFFEEHR