Vào ngày 26/3/2023, tọa đàm Trải nghiệm ứng viên – Tạo lợi thế cạnh tranh cho nhà tuyển dụng diễn ra thành công với sự tham gia của các Host/Speaker của chương trình:
Một trong số các câu hỏi và là mối quan tâm của nhiều người mà chúng tôi nhận được cả trước, trong và sau hội thảo, đó là: với doanh nghiệp SME/doanh nghiệp có ngân sách và nguồn lực hạn hẹp thì làm trải nghiệm ứng viên thế nào? khó không?
Một số “tips”, cách thức dễ làm để cải tiến trải nghiệm ứng viên
- Đơn giản hoá quy trình và thủ tục ứng tuyển. Giảm bớt các bước hoặc gộp bước nếu cần. Một số công ty đã rút ngắn quá trình tuyển dụng còn 2 vòng, thậm chí 1 vòng tuỳ vị trí, làm cho việc ứng tuyển thuận tiện và dễ dàng hơn. Khi bạn định yêu cầu ứng viên điền 1 mẫu ứng tuyển nào đó, bạn hãy tự mình thử trải nghiệm mẫu đó trước và đánh giá xem: có trường thông tin nào bị thừa không, mất nhiều thời gian làm không, có chỗ nào khó hiểu không… Đặt mình vào vị trí của người ứng tuyển, bạn sẽ hiểu mình cần cải tiến gì.
- Trao đổi thông tin rõ ràng, thường xuyên và đầy đủ với ứng viên ở mọi bước trong quá trình tuyển dụng, bao gồm: Làm rõ về công việc, các bước tuyển dụng, các phản hồi về kết quả từng vòng, đặc biệt là ngay cả khi ứng viên dừng lại ở bất kỳ bước nào.
- Chia sẻ về Văn hoá công ty một cách sinh động, đúng đắn, không tô hồng nhưng cũng đừng vẽ màu xám.
- Tạo dựng trải nghiệm tích cực với quá trình phỏng vấn. Từ các việc nhỏ như chỉ chỗ gửi xe, hướng dẫn lối vào, để ứng viên ngồi chờ ở đâu, phòng phỏng vấn nên đặt chỗ nào, mời một ly nước mát khi trời nóng…, rất nhiều thứ tuy nhỏ nhưng nếu bạn để ý và thấu cảm với “insight” của ứng viên, bạn sẽ tìm ra được vô vàn điều có thể cải thiện, thậm chí tạo trải nghiệm “wow”.
Đừng quên một điều quan trọng: Vai trò của phỏng vấn viên/hiring manager rất quan trọng trong tạo trải nghiệm tốt ở bước này. Phỏng vấn viên hành xử thiếu chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng, cảm tính, mập mờ trong chia sẻ thông tin… đều có thể đánh tụt cảm xúc của ứng viên xuống mức tiêu cực hoặc rất tệ.
Tham gia vào tọa đàm, các Anh/Chị đã tích cực sôi nổi, trao đổi, cùng giải quyết các vấn đề mình gặp phải, giải quyết được câu hỏi: “Làm sao để tăng trải nghiệm ứng viên”. Từ đó cùng rút ra để kiến tạo, cải tiến trải nghiệm ứng viên tích cực và trở nên xuất sắc thì rất nhiều khi các hành động nhỏ, đơn giản lại tạo ra các khác biệt lớn. Vì vậy, điều chúng ta cần làm đó là hãy tiếp cận đúng phương pháp: hiểu mình, hiểu người, bắt đầu từ điều nhỏ và khả thi nhất, luôn chú ý cải tiến liên tục và đừng quên việc thu hút, khích lệ sự tham gia của nhiều người khác nhau trong tổ chức, đặc biệt là các “hiring manager” vào quá trình này.
CoffeeHR hy vọng qua buổi tọa đàm sẽ giúp Anh/Chị có cách nhìn khách quan và mang đến trải nghiệm ứng viên tích cực tạo tiền đề xây dựng trải nghiệm nhân viên, giúp tuyển đúng, giữ chân nhân tài.